Views: 8337
Liên hệ
4.500.000
Liên hệ
10.550.000
Liên hệ
5.720.000
“...Cầu Thê Húc màu son, cong cong như con tôm, dẫn vào đền Ngọc Sơn. Mái đền lấp ló bên gốc đa già, rễ lá xum xuê...”. Đó là những hình ảnh trong bài tập đọc lớp 1 có lẽ đã quá thân quen với bao lớp người Việt. Cứ như thế, hình ảnh đền Ngọc Sơn, cầu Thê Húc chẳng biết tự bao giờ đã ăn sâu vào tiềm thức người Việt, đến nỗi, có khi chưa một lần đặt chân đến đất thủ đô, nhưng hễ nghe nhắc đến hồ Hoàn Kiếm, người ta lại thấy thấp thoáng đâu đó bóng chiếc cầu son, ngôi đền cổ ẩn hiện trong tâm hồn…
Ngoài hàng trăm di tích lịch sử, công trình kiến trúc giàu tính văn hóa, thắng cảnh thiên nhiên tươi đẹp, thì ẩm thực Hà Nội cũng là một trong những lý do làm mê say du khách. Hà Nội với những món đặc sản đã được ghi vào từ điển ẩm thực thế giới, khiến cho thực khách mai không sao quên được. Cùng VYC Travel khám phá những món ăn đặc sắc không thể bỏ qua khi đến Hà Nội nhé!
Người Việt luôn tự hào giới thiệu với bạn bè quốc tế về những món ăn đặc trưng mang "quốc hồn quốc túy'" như: Phở, Bún bò, Bánh xèo, Bún chả , Bánh cuốn, Bánh bột lọc... đậm đà hương vị truyền thống. Trong đó, Phở không chỉ là một món ăn ngon mà còn trở thành “đại sứ ẩm thực”, góp phần vinh danh văn hóa của Việt Nam với bạn bè quốc tế. Hương vị của món ăn này hội tụ đầy đủ những gì tinh túy nhất trong ẩm thực Việt Nam. Nhiều du khách quốc tế đến tham quan, du lịch tại Việt Nam, ngoài việc khám phá những địa điểm tham quan nổi tiếng, ai cũng từng một lần vào quán, gọi tô Phở nóng hổi để thưởng thức, mà không phải gọi bằng từ tiếng Anh là “noodle” đâu nha, gọi món là “Phở” luôn đó!
Ngược dòng lịch sử, Phố Hàng Đào Hà Nội đã được hình thành khoảng 400 năm trước, dọc trên con đê gần Hồ Gươm. Theo sách tư liệu cổ, phường Đại Lợi tập trung người làng Đan Loan chuyên nghề nhuộm tơ lụa có từ thời Trần - Hồ, qua thời hậu Lê thì đã sầm uất (theo địa dư chí của Nguyễn Trãi). Thế kỷ 15, 16 người dân ở nhiều nơi, đặc biệt từ Đan Loan Hải Dương, tới Hà Nội đã lập nên phường Đại Lợi chuyên nghề nhuộm tơ lụa, Hàng Đào trở thành trung tâm tơ lụa sầm uất của kinh thành Thăng Long.
Chả cá Lã Vọng là một trong những món ăn ngon của Hà Nội không thể bỏ qua. Đây là món ăn tinh tế được báo chí và các trang ẩm thực hàng đầu trên thế giới ca ngợi hết lời. Vậy chả cá lã vọng Hà Nội có mùi vị như thế nào mà nhận được nhiều lời khen đến thế? Hãy cùng VYC Travel tìm hiểu về món ăn độc đáo này nhé!
Văn hóa ẩm thực của người Hà Nội có giá trị cốt lõi sự trân trọng cái đẹp, cái thanh nhã của món ăn. Du khách đến đây không chỉ thưởng thức vô vàn những món ăn độc đáo, mà còn có thể mang về những món quà đặc sản dành tặng người thân và bạn bè. Dưới đây là bài viết gợi ý một số món đặc sản Hà Nội làm quà được nhiều du khách ưa chuộng nhất.
Không biết tự bao giờ, bên cạnh việc cầu bình an, cầu sức khoẻ, cầu may mắn, cầu tiền tài thì cầu tình duyên đã trở thành một trong những hoạt động tâm linh rất phổ biến khi đến chùa, đặc biệt là đối với những bạn trẻ. Nếu có dịp du lịch Hà Nội và đặc biệt vẫn còn trong tình trạng “ế” lâu năm, các bạn hãy thử ghé cầu duyên ở những ngôi chùa được gợi ý sau đây.
Hẻm bích họa Phùng Hưng nằm trên con đường cùng tên tại thủ đô Hà Nội được ra mắt công chúng vào 2/2/2018, bao gồm 19 tác phẩm mô tả lại khung cảnh sinh hoạt, những nét kiến trúc độc đáo của Hà Nội trước năm 2000. Đây là thành quả của dự án “Đưa nghệ thuật vào không gian sống" do UBND quận Hoàn Kiếm kết hợp với Chương trình Định cư Con người Liên Hợp Quốc và Quỹ giao lưu quốc tế Hàn thực hiện. Và hẻm bích họa Phùng Hưng cũng chính là sự tiếp nối sau sự thành công của dự án làng bích họa Tam Thanh, Tam Kỳ, Quảng Nam.
Văn Miếu - Quốc Tử Giám - một địa danh lịch sử có lẽ đã rất quen thuộc đối với mỗi người con đất Việt, là niềm tự hào của người dân Thủ đô và cũng chính là chứng nhân hùng hồn cho tinh hoa giáo dục dân tộc một thời. Cùng ghé thăm di tích này để hoà mình vào hơi thở của ngàn năm văn hiến.
“Hà Nội 36 phố phường” còn là một cách gọi ước lệ khu vực đô thị cổ, nằm bên trong và bên ngoài cả khu phố cổ hiện nay. Đặc biệt, phố Hàng Bông là một trong những khu làm say đắm những tâm hồn hoài cổ. Phố Hàng Bông cách Hồ Gươm 300m về hướng tây. Từ ngã tư Hàng Bông đến ô Cửa Nam, dài một cây số. Phố giáp với 14 phố (Hàng Gai, Hàng Hòm, Hàng Trống, Hàng Mành, ... Phủ, Nguyễn Thái Học) và 3 ngõ lớn (Tạm Thương, Hội Vũ, Cấm Chỉ).
Hồ Tây nổi tiếng với những căn nhà cây phủ xanh mướt nằm sát cạnh bờ hồ. Sự đồng bộ và tương thích của những cánh cổng, hàng rào đặt kín dây leo xanh ngắt đã tạo ra một nét đặc trưng rất riêng cho các ngôi nhà trên phố Quảng An, Từ Hoa, Yên Hoa. Nhờ đó, con hẻm nhỏ xen kẽ giữa những ngôi nhà đặc biệt này cũng có một khung cảnh vô hết sức thơ mộng.
Hà Nội và Thành phố Hồ Chí Minh là hai đô thị đặc biệt của Việt Nam, thế nhưng ở mỗi địa điểm là một bức tranh với những vẻ khác nhau. Nếu bức tranh về Sài Gòn (Thành phố Hồ Chí Minh) là những nét vẽ hiện đại, phóng khoáng thì bức tranh về Hà Nội lại là sự thanh lịch và cổ điển. Thế nên khi đến với Hà Nội, ngoài việc trải nghiệm cuộc sống, du khách còn có cơ hội chiêm ngưỡng những di tích lịch sử, công trình kiến trúc độc đáo, tiêu biểu như Chùa Một Cột.
Hà Nội - ngàn năm văn hiến, cái tên đã phản ảnh một Hà Nội mang vẻ đẹp truyền thống dân tộc Việt Nam cổ xưa. Đi qua bao nhiêu tháng năm, Hà Nội vẫn lưu giữ lại những biểu tượng về phong tục và tín ngưỡng dân gian. Trong đó, có thể kể đến chùa Trấn Quốc, ngôi chùa 1.500 tuổi, được xem như biểu tượng Phật giáo của Việt Nam thời Lý - Trần.
Chùa Hương là một danh thắng nổi tiếng, không chỉ bởi cảnh đẹp mà còn là một nét đẹp văn hóa tín ngưỡng đạo Phật của người dân Việt Nam. Hàng năm cứ mỗi độ xuân về, hoa mơ nở trắng núi rừng Hương Sơn, hàng triệu Phật tử cùng tao nhân mặc khách khắp bốn phương lại nô nức trẩy hội chùa Hương, hành trình về một miền đất Phật. Nơi trác tích Bồ Tát Quán Thế Âm ứng thiện tu hành, để dâng lên người một nén tâm hương, một lời nguyện cầu, hoặc thả hồn mình bay bổng hòa quyện với thiên nhiên, ở một vùng miền còn in dấu tích Phật thoại và văn hóa tâm linh.
Thủ đô Hà Nội - “Trái tim của Việt Nam” là một điểm đến lôi cuốn du khách nên ghé thăm một lần trong đời. Và sau đây là top những điểm tham quan nổi tiếng tại Hà Nội như: hồ Gươm, Văn miếu Quốc Tử Giám, Lăng Bác, Nhà thờ Lớn,... sẽ khiến du khách thích thú và có những trải nghiệm chân thực về không khí và nếp sống của vùng đất "ngàn năm văn hiến".
36 phố phường Hà Nội là khu vực đô thị cổ, nằm bên trong và bên ngoài khu phố cổ Hà Nội. Có lẽ về sự nổi tiếng mà không ít du khách đã lầm tưởng 36 phố phường là cái tên khác của phố cổ Hà Nội. Nơi đây là khu dân cư sinh hoạt và buôn bán sầm uất hình thành từ thời Lý - Trần. Đặc trưng nổi tiếng nhất của khu phố cổ là các phố nghề và các ngôi nhà cổ. Ngày xưa, các thợ thủ công từ khắp các làng nghề quanh kinh thành Thăng Long đều tụ tập về đây buôn bán, họ chia theo từng khu vực và tập trung chuyên bán các mặt hàng chính của làng nghề mình. Và tên của các dãy phố nơi đây cũng được đặt theo tên của sản phẩm buôn bán chính tại đó và cộng thêm chữ “Hàng” phía trước.
Hà Nội, ngoài Văn Miếu - Quốc Tử Giám, 36 phố phường cổ, Hoàng Thành Thăng Long,... thì còn có một cụm di tích tại hồ Hoàn Kiếm mà ai đã đặt chân đến đất thủ đô đều nên ghé thăm. Tại đó, có một tòa tháp rất đặc biệt, không đồ sộ nguy nga nhưng vĩ đại, không lộng lẫy lầu son gác tía nhưng vang bóng một thời. Tòa tháp ấy dẫu nhỏ bé, khiêm nhường nép mình bên hồ Hoàn Kiếm, nhưng lại mang một hoài bão thật lớn lao: Viết lên trời xanh! - Đó chính là Tháp Bút trên núi Độc Tôn.
Ngày nay, nhu cầu giải trí trong quần chúng ngày càng tăng cao. Để đáp ứng được nhu cầu giải trí của người xem mà vẫn giữ lại những nét văn hóa truyền thống trong nghệ thuật dân tộc là một điều không dễ dàng. Vậy mà, chương trình biểu diễn “Long thành diễn xướng” của Nhà hát chèo Hà Nội đã làm được điều đó, không chỉ là “món ăn” tinh thần cho khán giả yêu thích và theo đuổi bộ môn nghệ thuật cổ truyền mà còn đọng lại trong lòng người xem những bài học nhân văn đáng giá.
Tuy là một làng nghề truyền thống nhưng làng gốm Bát Tràng vẫn có thể đón một lượng khách du lịch đáng kể. Đến đây, ta không chỉ được chiêm ngưỡng đôi bàn tay khéo léo và sự tỉ mỉ của người nghệ nhân mà còn được tận mắt nhìn thấy thành quả sau sự vất vả và nhiều năm dài rèn giũa. Điều đó vừa phản ánh được tài nghệ của người dân Bát Tràng, vừa làm sống lại những trang lịch sử thời phong kiến của Việt Nam. Nơi đây vẫn còn giữ lại nét kiến trúc cổ kính đầy độc đáo với căn nhà 3 gian, chiếc xe trâu dân dã và thưởng thức không khí mộc mạc đầy tình quê hương. Ngoài ra, du khách cũng có thể ghé thăm ngôi nhà cổ Vạn Vân có tuổi đời hơn 200 năm tuổi và tham dự các lễ hội truyền thống để khám phá bản sắc dân tộc của Việt Nam tại đình làng Bát Tràng.
Nhắc tới những di tích lịch sử, những danh lam thắng cảnh của Hà Nội. Không thể không nhắc tới công trình kiến trúc đồ sộ Hoàng Thành Thăng Long, đây là di sản văn hóa thế giới, được UNESCO vinh danh vào năm 2010. Đây chắc chắn là nơi mà tất cả các khách du lịch trong và ngoài nước hay bất cứ con dân Việt nào đều muốn tận mắt nhìn, tận tay sờ và cảm nhận dòng máu hừng hực cháy trong tim mình. Vậy còn chần chờ gì nữa, hãy cùng VYC Travel tìm hiểu thêm về Hoàng Thành Thăng Long để bạn có thêm lượng kiến thức chuẩn bị cho một chuyến đi tuyệt vời nhé.
Cùng với vẻ đẹp tự nhiên, giá cả rẻ, thức ăn ngon, Đông Nam Á còn được biết đến với các trung tâm mua sắm và những khu chợ đặc sắc. Dưới đây là danh sách 5 chợ thú vị nhất ở khu vực Đông Nam Á, trong đó có chợ Long Biên, Việt Nam.
Đặt bước chân đến bất kỳ vùng đất nào, chúng ta thường mua một ít quà đặc sản ở nơi ấy để mang về dùng và biếu tặng. Hà Nội cũng chẳng phải là một ngoại lệ. Mỗi khi nhắc đến Thủ đô, chúng ta liền nhớ về bề dày lịch sử “ngàn năm” Thăng Long được bắt đầu với giấc mơ “rồng bay lên” của Lý Thái Tổ; đặc sản ở đây sẽ mang đậm hương vị hoài cổ và chất chứa nhiều kỷ niệm. Ngoài ra, những món quà này đều mang đậm dấu ấn Hà Nội và tạo thật nhiều thương nhớ cho người thưởng thức chúng.