VYC logo VYC TRAVEL
Banner Default

Ý NGHĨA LỄ HỘI ĐUA GHE NGO Ở SÓC TRĂNG

Trong ngày lễ Ok Om Bok của người Khmer Nam Bộ nói chung và tộc người Khmer Sóc Trăng nói riêng, có một hoạt động thu hút lực lượng hùng hậu tham gia cũng như đông đảo du khách đến cổ vũ, đó chính là lễ hội đua ghe Ngo. Đây được coi là hoạt động rước đặc trưng của cư dân nông nghiệp lúa nước, thể hiện sự biết ơn đối với thần nước đã phù hợp cho người dân một mùa màng bội thu. Tuy nhiên, không chỉ đơn giản là vậy, phong tục đua ghe Ngo còn chứa rất nhiều ý nghĩa thiêng liêng đối với đồng bào dân tộc Khmer đang sinh sống tại vùng đất trù phú đồng bằng sông Cửu Long

>>> Đọc thêm: Lễ Hội Cúng Tăng Ok Om Bok Của Tộc Người Khmer Nam Bộ - Cả Vùng Sông Nước Lung Linh Đèn Trời

Lễ hội đua ghe Ngo của người Khmer gồm hai loại: đua trên cạn và đua dưới nước. Đua ghe Ngo trên cạn chủ yếu là sự tái hiện, mô phỏng lại cuộc đua ghe dưới nước. Nó thường được tổ chức gắn liền với các lễ hội truyền thống và đó là một trò chơi thường xuất hiện trong phần hội sau các lễ thức truyền thống. Còn đua ghe ngo dưới nước thì mới chính là hoạt động được trông đợi của bao người dân, du khách vào ngày lễ Cúng Trăng nổi tiếng (rằm tháng 10 âm lịch).

Hàng ngàn lượt khách kéo về Sóc Trăng, nơi tổ chức chính của lễ hội đua ghe Ngo, reo hò cỗ vũ nồng nhiệt cho các đội đua từ nhiều tỉnh thành như: Trà Vinh, Hậu Giang, Kiên Giang, Cà Mau, An Giang, Cần Thơ,…cùng nhau về đây tham dự.

 

Lễ hội đua ghe Ngo của người Khmer gồm hai loại: đua trên cạn và đua dưới nước.

Ghe Ngo không phải là sản phẩm của bất kỳ cá nhân hay tập thể nào. Mỗi chiếc ghe ngo là do một ngôi chùa làm, đại diện cho một hay nhiều phum sóc người Khmer tạo ra và tham gia tranh tài. Do đó, sự thắng bại giữa các ghe ngo thực chất là sự thắng bại giữa các chùa, giữa những phum, sóc với nhau. Sự thành bại của ghe ngo trong hội đua còn là niềm vinh dự, là tiếng thơm của ngôi chùa, của một địa phương tham gia thi đấu.

Vì vậy, để tạo nên sự thành công của ghe đua, người Khmer Nam Bộ đã vận dụng nhiều phương thức, kỹ thuật khác nhau trong việc tạo ra ghe ngo cũng như trong tham gia thi đấu. Yếu tố tâm linh là một trong những phương thức được vận dụng để tạo nên sự thành công của ghe ngo.

>>> Đọc thêm: Nét Văn Hóa Miền Tây Ở Chợ Nổi Cái Bè - Tiền Giang

 
 
Mỗi chiếc ghe Ngo là do một ngôi chùa, đại diện cho một hay nhiều phum sóc người Khmer

Ghe Ngo ngày xưa là một chiếc thuyền độc mộc, làm từ một thân cây khoét ruột. Ngày nay, việc tìm thân cây sao vừa to vừa dài để đóng ghe rất khó khăn, nên người Khmer làm ghe ngo bằng cách ghép những mảnh ván với nhau. Ghe ngo được làm gần giống hình con rắn, dài khoảng từ 25 đến 30m, ở giữa chỗ rộng nhất là 1,1m, đầu được uốn cong lên như hình đầu rắn, đuôi (sau lái) cũng được uốn cong lên nhưng cao hơn phía đầu một chút.

Người ta đóng từ 24 đến 27 cây thanh ngang trên chiếc ghe, để vừa cho hai người ngồi. Mỗi ghe làm phải đảm bảo cho từ 40 đến 60 người ngồi bơi và chỉ huy. Dù cho ghe có bao nhiêu vận động viên, nhưng luôn luôn có ba người điều khiển, một người ngồi mũi chuyên về chỉ đạo tâm linh của ghe đua, tổ chức lễ cúng xuống ghe, chỉ huy toàn ghe, điều khiển kỹ thuật bơi của ghe đua; một người ngồi giữa và một người ngồi đuôi giữ nhiệm vụ thổi còi để thúc giục và điều chỉnh kỹ thuật bơi của các vận động viên. 

>>> Đọc thêm: Nhà Máy Điện Gió Bạc Liêu - Cánh Đồng Chong Chóng Khổng Lồ Ở Miền Tây

 

Ghe Ngo được làm gần giống hình con rắn, dài khoảng từ 25 đến 30m

Mỗi chiếc ghe có một biểu tượng riêng. Việc chọn biểu tượng ghe Ngo liên quan đến địa danh, hay quan niệm truyền thống của mỗi chùa. Biểu tượng ghe đại diện cho một tổ chức, thể hiện quyền uy của chiếc ghe, chẳng những là dấu hiệu để ghi nhớ mà còn bộc lộ sức mạnh của ghe đua. Thông thường, biểu tượng của ghe ngo là các con vật có sức mạnh, hoặc có khả năng chạy nhanh,…

Hai bên thân, mũi và đuôi ghe được trang trí hoa văn, màu sắc phù hợp với biểu tượng của ghe để tạo thêm khí phế. Nếu biểu tượng của ghe là rắn thần Naga, thì các họa tiết hai bên sườn ghe cũng toát lên được hình ảnh của một con rắn, khi ghe lướt sóng, người xem sẽ có cảm giác như xem hình ảnh một con rắn thần đang lượn sóng. 

 

Hai bên thân, mũi và đuôi ghe được trang trí hoa văn, màu sắc phù hợp với biểu tượng của ghe để thêm khí thế

Ghe Ngo được ghép từ những mảnh ván rời, nên để tạo sức mạnh giúp ghe di chuyển nhanh trong khi thi đấu, người Khmer đã dùng một cây hoặc hai cây dài cột chặt vào giữa ghe, gọi là cây cần câu, một số nơi gọi là cây kềm. Cây này có tác dụng như đòn bẩy, đẩy ghe lướt nhanh về phía trước. Đó là cây gỗ tốt, rất cứng, thường là cây sao có đường kính khoảng 0,2m. “Hai cây kềm là đặc trưng của ghe Ngo người Khmer ở đồng bằng sông Cửu Long”.

Mỗi cây kềm được bố trí với những chức năng khác nhau. Một cây đặt sát đáy giữ thân ghe vững chãi trên đường đua, một cây đặt song song ở phía bên trên dài từ giữa ghe về phía sau ghe, giữ cho ghe không bị vặn cong trên đường bơi. Một số chùa dùng hai cây nối lại với nhau ở giữa ghe, đặt song song với chiều dài ở đáy ghe.

Cách thức nối hai cây với nhau là điểm mấu chốt giúp ghe di chuyển nhanh trên đường đua. Người Khmer không chỉ tin vào kỹ thuật nối mà còn tin vào những yếu tố tâm linh trong việc thực hiện nối hai cây này. Thông thường việc nối hai cây này vào ghe Ngo được tiến hành vào giờ tốt, có thể cùng ngày với lễ xuống ghe, người nối cũng phải là người khỏe mạnh, có đạo đức, am hiểu về ghe Ngo. 

>>> Đọc thêm: Truyền Thuyết Đầm Thị Tường Ở Cà Mau

 

Hai cây kềm là đặc trưng của ghe Ngo người Khmer ở đồng bằng sông Cửu Long

Đầu mỗi chiếc ghe đều vẽ hai mắt nổi. Hai mắt ghe cũng được vẽ cho phù hợp với biểu tượng của ghe. Tục vẽ mắt nổi cho ghe ngo là chi tiết thể hiện yếu tố tâm linh, được giải thích bằng nhiều quan niệm khác nhau, nhưng đa số những người nghiên cứu cho rằng nó xuất phát từ quan niệm xem ghe như loài cá, loài rắn dưới nước, cần phải có mắt để thấy đường đi và tránh nguy hiểm. 
 

Tục vẽ mắt nổi cho ghe ngo là chi tiết thể hiện yếu tố tâm linh

Yếu tố tâm linh còn được tìm thấy trong quan niệm xem mỗi chiếc ghe có một ông thần giữ ghe, quy định sức mạnh của ghe cũng như đảm bảo sự an toàn cho vận động viên tham dự đua ghe. Điều này thể hiện sức mạnh tôn giáo, niềm tin vào sự che chở của thần linh đối với các hoạt động nhân sinh. Ghe Ngo chỉ được sử dụng vào việc thi đấu, được xem là vật linh thiêng, nhất cử nhất động đều phải cử hành lễ cầu xin, như: lễ mở cửa rừng xin cây làm ghe, lễ khởi công, lễ khánh thành, lễ đưa ghe lên nhà ghe,…

Trước mỗi lần thi đấu khoảng một tuần, các chùa thường tổ chức lễ mặc áo cho ghe Ngo (còn gọi là lễ hạ thủy ghe Ngo). Lễ này có vai trò đặc biệt quan trọng, có giá trị về mặt tâm linh, thể hiện niềm tin của người Khmer vào lực lượng siêu nhiên, vào vị thần nắm giữ vận mệnh, quyết định sự thành bại của ghe đua. 

>>> Đọc thêm: Đẹp Hơn Vường Hoa Thành Phố Đà Lạt Chỉ Có Thể Là Mãn Đình Hồng

 

Ghe Ngo chỉ được sử dụng vào việc thi đấu, được xem là vật linh thiêng, nhất cử nhất động đều phải cử hành lễ cầu xin

Lễ vật chính của buổi lễ là "sla tho" làm bằng quả dừa hoặc thân cây chuối để cắm nhang và nến. Dọc theo hai bên ghe đều cắm "sla tho". Ở đầu ghe, giữa ghe, và mũi ghe đều có chỗ đặt mâm bánh, trái cây, đầu heo hoặc gà vịt tùy theo từng chùa. Sau đó, vị sư cả và đại diện phum sóc chọn những thanh niên khỏe mạnh, lực lưỡng làm quân bơi, cử ra một ông ngồi ở đầu ghe chỉ huy.

Đến giờ định, người ta thắp nhang, đèn cầy, đánh chiêng trống, ngũ âm, reo hò, tập hợp lực lượng. Vị sư cả (acha) của chùa hoặc thành viên ban quản trị đứng ra làm chủ lễ, khấn nguyện vị thần bảo hộ ghe Ngo đi theo giúp sức để ghe giành chiến thắng trong các cuộc thi. Lực lượng tham gia thi đấu đi vòng quanh ghe. Tàn nhang, đèn cầy, họ tập hợp lực lượng đẩy ghe xuống nước để đưa đi đến nơi tập dượt. 

 

Ở đầu ghe, giữa ghe, và mũi ghe đều có chỗ đặt mâm bánh, trái cây, đầu heo hoặc gà vịt tùy theo từng chùa

Ngoài ra, khi xuất ghe đi dự hội, xuất phát trước mỗi cuộc đua hay kết thúc hội đua, đưa ghe lên nhà ghe đều tổ chức những nghi lễ riêng. Mỗi lễ đều có những quy định cụ thể về lễ vật, nghi lễ cũng như vị trí đặt lễ, người cử hành lễ, người tham dự lễ. Về người tham dự các lễ liên quan đến ghe Ngo, các vị sư sãi ở các chùa đều có những quy định nghiêm ngặt, xuất phát từ quan niệm tâm linh đối với ghe ngo.

Chẳng hạn như một số chùa cấm phụ nữ đến gần hoặc bước qua đầu ghe ngo, họ xem việc phụ nữ đến gần ghe là mang đến những điều xui xẻo. Tuy nhiên, quan niệm này cũng đã thay đổi đối với nhiều chùa. Trong các hội đua ghe Ngo ngày nay đã phụ nữ tham gia tranh tài.

>>> Đọc thêm: Bông Điên Điển Và Ẩm Thực Miền Tây Mùa Nước Nổi

 

Trong các hội đua ghe Ngo ngày nay đã có ghe ngo dành cho phụ nữ tham gia tranh tài

Đua ghe Ngo đã trở thành lễ hội lớn và cũng là sản phẩm du lịch của tỉnh Sóc Trăng. Tại địa điểm đua, người ta xây dựng thành hai khán đài dài (A, B) và lớn sức chứa lên đến vài nghìn người và rất dễ quan sát cuộc đua. Đặc biệt, người Khmer rất hăm hở chờ đợi được chứng kiến đội đua của mình để cổ vũ động viên và sẽ rất tự hào nếu ghe mình có giải cao. 
 

Tại địa điểm đua, người ta xây dựng thành hai khán đài dài (A, B) và lớn sức chứa lên đến vài nghìn người và rất dễ quan sát cuộc đua

Đua ghe Ngo ngày nay trở thành ngày hội chung của 3 dân tộc Kinh - Khmer - Hoa, làm cho mối quan hệ cộng đồng các tộc người ở miền Tây Nam Bộ ngày càng gắn kết. Đồng bào Khmer Sóc Trăng tổ chức lễ hội đua ghe Ngo như một phong tục tốt đẹp, một ngày hội lớn để mọi người vui chơi, tranh đua tài nghệ, sức mạnh với nhau, là một nét đặc trưng văn hóa của vùng sông nước miền Tây xứng đáng được bảo tồn.

Xem thêm: 

Cá Lóc Nướng Trui - Đặc Sản Dân Dã Miền Tây

Chuyện Về Cá Thành Tinh Khổng Lồ Ở Rừng U Minh

Thánh Địa An Giang Và Những Điều Ít Ai Biết

Nghề Ăn Ong Của Người Giữ Rừng U Minh


 
Bài viết này có hữu ích với bạn hay không?
Rất hữu ích Rất hữu íchRất hữu ích
Hữu ích Hữu íchHữu ích
Không hữu ích Không hữu íchKhông hữu ích
Tên Tour Ngày khởi hành Giá Tour
CHƯƠNG TRÌNH NGHỈ DƯỠNG CẦN THƠ - THƯ GIÃN HỒ BƠI NƯỚC MẶN LỚN NHẤT MIỀN TÂY - VƯỜN TRÁI CÂY - ĂN TỐI TRÊN DU THUYỀN - TRÀ CHIỀU - LỚP DẠY NẤU ĂN - THIỀN VIỆN TRÚC LÂM - ĐẲNG CẤP CẦN THƠ ECO RESORT 4 SAOKhuyến mãi

11/12/2024

2.690.000

15/12/2024

2.690.000

18/12/2024

2.690.000

22/12/2024

2.690.000

25/12/2024

2.690.000

29/12/2024

2.690.000

01/08/2025

2.690.000

MIỀN TÂY 8 TỈNH - HÀNH TRÌNH NGƯỜI PHƯƠNG NAM MỞ CÕI

28/12/2024

4.400.000

TOUR DU LỊCH TIỀN GIANG - RẠCH GIÁ - CÀ MAU - BẠC LIÊU - SÓC TRĂNG - CẦN THƠ

28/12/2024

4.400.000

DU LỊCH MIỀN TÂY CẦN THƠ - SÓC TRĂNG - BẠC LIÊU - CÀ MAU

29/12/2024

3.180.000

CHƯƠNG TRÌNH DU LỊCH MIỀN TÂY SÔNG NƯỚC MIỆT VƯỜN QUÝT HỒNG LAI VUNG - LÀNG HOA SA ĐÉC - RỪNG TRÀM TRÀ SƯ

31/01/2025

1.950.000

HÀNH TRÌNH DU LỊCH LỤC TỈNH MIỀN TÂY - TIỀN GIANG - BẾN TRE - CẦN THƠ - BẠC LIÊU - SÓC TRĂNG - CÀ MAUHOT

31/01/2025

3.990.000

QUÝT HỒNG LAI VUNG - LÀNG HOA SA ĐÉC - CHỢ NỔI CÁI RĂNG - NGHỈ DƯỠNG CẦN THƠ ECO RESORT 4 SAOKhuyến mãi

31/01/2025

1.990.000

CHƯƠNG TRÌNH DU LỊCH TIỀN GIANG - BẾN TRE - CẦN THƠ - CHỢ NỔI CÁI RĂNG - VƯỜN DÂU NGÃ 7 PHỤNG HIỆP

30/04/2025

1.580.000

HÀNH TRÌNH KHÁM PHÁ MIỀN TÂY BẠC LIÊU - CÀ MAU - RỪNG U MINH HẠ - ĐẦM THỊ TƯỜNG

31/05/2025

3.450.000

KHÁM PHÁ MIỀN TÂY MÙA TRÁI CÂY - VƯỜN HOA MÃN ĐÌNH HỒNG - VƯỜN DÂU NGÃ 7 PHỤNG HIỆP

31/05/2025

880.000

CHƯƠNG TRÌNH KHÁM PHÁ MIỀN TÂY KHU VƯỜN CHÀ LÀ - VƯỜN HỒNG - CÁ LÓC BAY - CHÙA LÁ SENHOT

30/06/2025

899.000

CHÂU ĐỐC - RỪNG TRÀM TRÀ SƯ - LÀNG CHĂM - HÀNH TRÌNH TRÊN ĐẤT PHÙ SAHOT

30/06/2025

1.990.000

SÔNG NƯỚC MIỆT VƯỜN TIỀN GIANG – MỸ THO

01/07/2025

550.000

CHƯƠNG TRÌNH DU LỊCH MỸ THO - CẦN THƠ

28/07/2025

4.250.000

CHƯƠNG TRÌNH DU LICH CHÂU ĐỐC - LONG XUYÊN - AN GIANG

30/07/2025

1.750.000

KHÁM PHÁ MIỀN TÂY 11 TỈNH ĐỒNG BẰNG SÔNG CỬU LONG

31/07/2025

6.780.000

DU LỊCH TIỀN GIANG - BẾN TRE - TÁT MƯƠNG BẮT CÁ TRẢI NGHIỆM MỘT NGÀY LÀM NÔNG DÂN

31/07/2025

590.000

DU LỊCH MIỀN TÂY MÙA TRÁI CÂY TIỀN GIANG - BẾN TRE - CẦN THƠ - BẠC LIÊU - SÓC TRĂNG - CÀ MAU

31/08/2025

3.690.000

CHƯƠNG TRÌNH KHÁM PHÁ MIỀN TÂY - SÓC TRĂNG - CHÙA SOM RONG - CẦN THƠ - ĂN TỐI DU THUYỀN - CĂN NHÀ MÀU TÍM - ĐẲNG CẤP HOLIDAY 4*

30/09/2025

1.990.000

MÙA NƯỚC NỔI - RỪNG TRÀM TRÀ SƯ - VÀM NAO

31/10/2025

1.950.000

KHÁM PHÁ VỊ THANH - HẬU GIANG - LỄ HỘI OK OM BOK SÓC TRĂNG - LUNG NGỌC HOÀNG - CHỢ NỔI NGÃ NĂM - LỄ HỘI ĐUA GHE NGO

29/11/2025

1.990.000

CHÂU ĐỐC - TỊNH BIÊN - THIỀN VIỆN ĐÔNG LAI - KHÁM PHÁ HÀ TIÊN THẬP CẢNHHOT

31/12/2025

2.890.000

Xem thêm

Xem thêm

Ý kiến khách hàng

Thông tin du Lịch

Kinh Nghiệm du Lịch

Banner VYC
Facebook messenger