VYC logo VYC TRAVEL
Banner Default

VÕ ĐANG SƠN TRONG TIỂU THUYẾT KIẾM HIỆP KIM DUNG

Những tác phẩm của Kim Dungtiểu thuyết võ hiệp được xây dựng bởi rất nhiều môn phái nổi tiếng để tạo nên những mâu thuẫn tinh tế xuyên suốt chiều dài của tác phẩm và những mâu thuẫn chiều sâu trong cốt truyện. Ngoài việc truyền tải những thông điệp của tác giả đến người đọc, tiểu thuyết kiếm hiệp của nhà văn Kim Dung còn khiến mọi người ấn tượng với những tên địa danh.
 

Tiểu thuyết kiếm hiệp của nhà văn Kim Dung còn khiến mọi người ấn tượng với những tên địa danh

Hiện nay, tên sông, tên núi,... trong tiểu thuyết kiếm hiệp của Kim Dung đã trở thành những địa điểm du lịch nổi tiếng tại Trung Quốc.

>>> Đọc thêm: Những Địa Danh Đẹp Nhất Trung Quốc 

Điều đặc biệt trong tác phẩm của ông ngoài kể về cuộc đời của các anh hùng và mỹ nhân trong giới võ lâm còn miêu tả kĩ càng vẻ đẹp kỳ thú của những địa danh có thật. Chính các vùng đất có khung cảnh như tiên giới xuất hiện trong truyện khiến cho những người hâm mộ của cố nhà văn Kim Dung rất tò mò và muốn đến tận nơi để tận mắt chiêm ngưỡng.

Vẻ đẹp của những địa danh trong tiểu thuyết Kim Dung sau khi được chuyển thể thành phim lại càng phát huy sức hút của mình. Có rất nhiều người công nhận rằng thực ra họ cũng đã từng nghe qua tên của các địa danh như núi Võ Đang, Nga Mi, Thiếu Lâm Tự,... nhưng chỉ sau khi đọc truyện hoặc xem phim họ mới thật sự muốn đi đến nơi đó một lần. 

 

Tượng Trương Tam Phong tại núi Võ Đang - nhân vật sáng lập phái Võ Đang nổi tiếng với Thái Cực Quyền

Vậy những địa danh nào đã làm nên các trang tiểu thuyết kinh điển? Trong Thiên Long Bát Bộ, Anh hùng xạ điêu, Thần điêu hiệp lữ, Tiếu ngạo giang hồ, chúng ta nhớ đến thành Tương Dương, Tuyệt Tình Cốc, Nhạn Môn Quan, núi Hoa Sơn….

Nhắc đến nhân vật Chu Chỉ Nhược, Diệt Tuyệt sư thái, ắt hẳn nhiều người sẽ nghĩ đến Nga Mi Sơn, môn phái võ thuật Nga Mi do Quách Tương - con gái Quách Tĩnh và Hoàng Dung sáng lập. Nhắc đến nhân vật Kiều Phong, một đại anh hùng đã dùng chính sinh mạng của mình đổi lấy sự bình yên của dân hai nước Tống – Liêu, ta nghĩ ngày đến địa danh Nhạn Môn Quan, dưới ngòi bút của Kim Dung, nơi đây đã trở thành vùng đất huyền thoại.

Nhắc đến Đông tà Hoàng Dược Sư, Tây độc Âu Dương Phong trong bộ “Anh hùng xạ điêu” thì không ai xa lạ với địa danh Núi Hoa Sơn, Tây Vực,…. Nổi bật nhất trong số đó, là núi Võ Đang có môn phái cùng tên được sáng lập bởi Trương Tam Phong, nổi danh với tuyệt thế võ học Thái Cực Quyền mà cho đến tận ngày nay vẫn có rất nhiều đệ tử theo học và tu luyện.

 

Núi Võ Đang có môn phái cùng tên được sáng lập bởi Trương Tam Phong, nổi danh với tuyệt thế võ học Thái Cực Quyền

 >>> Đọc thêm: Nga Mi Sơn - Đại Quang Minh Sơn

Tại sao núi Võ Đang từ xưa đến nay được xưng là “Thiên hạ danh sơn”, cũng là thánh địa Đạo giáo nổi danh của Trung Hoa? Núi Võ Đang còn được gọi là Thái Hòa sơn hay Huyền Nhạc sơn, nằm ở phía Nam thành phố Thập Yển, Tây bắc của tỉnh Hồ Bắc, là dãy núi cao sừng sững và nhấp nhô, kéo dài hàng trăm km.

Trên đỉnh núi là Nam Nham cung, nơi phái Võ Đang định cư lâu đời, từ khi được Trương Tam Phong sáng lập. Có câu chuyện kể rằng, Trương Tam Phong cất lều tranh tu đạo tại nơi đây, cương nhu kiêm bị, trở thành một lưu phái quyền thuật trọng yếu của cả nước, cùng võ thuật phái Thiếu Lâm ở Tung sơn nổi tiếng ngang nhau.

 

Núi Võ Đang từ xưa đến nay được xưng là “Thiên hạ danh sơn”

Nhiều du khách nước ngoài còn chưa biết núi Võ Đang nhưng đã biết đến “Võ Đang quyền thuật”. Dưới ngòi bút xây dựng hình ảnh và nhân vật sắc sảo, núi Võ Đang đã trở thành vùng đất huyền thoại, có cảnh sắc thiên nhiên tươi đẹp, kỳ phong tuấn tú, thoát hẳn với thế gian trần tục.
 

Nhiều du khách nước ngoài còn chưa biết núi Võ Đang nhưng đã biết đến “Võ Đang quyền thuật”

Toàn bộ thắng gồm có 72 đỉnh, 36 hang, 24 khe, 11 động, 3 đầm, 9 suối, 10 ao, 9 giếng, 10 thạch, 9 đài. Đặc biệt là “72 đỉnh” trổ lên từ mặt đất vô cùng hùng vĩ. Trong đó “Thiên trụ phong” là đỉnh chính, độ cao so với mực nước biển là 1612m, vươn thẳng trong mây, giống “nhất trụ kình thiên” (một cột trụ chống trời). 
 

Một trong những khung cảnh kinh điển được quay trong các bộ phim kiếm hiệp

>>> Đọc thêm: Câu Chuyện Về Đá Thử Lòng Trên Núi Võ Đang

Tác phẩm Kim Dung lấy bối cảnh lịch sử từ đầu đời Thanh trở về trước (trước thế kỷ XVII), khi mà tư duy phong kiến và nguyên tắc lễ giáo của đạo Nho đang giữ vai trò độc tôn chi phối toàn bộ những sinh hoạt xã hội. Sau đời Thanh, đạo Giáo vẫn được coi trọng, các công trình trên núi Võ Đang tiếp tục được củng cố và mở rộng.

 

Các công trình trên núi Võ Đang tiếp tục được củng cố và mở rộng

Ngày nay, quần thể công trình cổ của núi Võ Đang vẫn được gìn giữ khá nguyên vẹn. Vẻ thâm trầm của các công trình cổ được tôn lên bội phần nhờ khung cảnh thiên nhiên hùng vĩ, u tịnh, không gợn chút bụi trần. Trải qua hàng ngàn năm lịch sử, núi Võ Đang đã chứng kiến rất nhiều những bậc đạo sĩ, chân nhân tu hành nơi đây.
 

Mái điện cổ kính trên núi Võ Đang

Mỗi một cảnh đẹp trong tiểu thuyết kiếm hiệp của Kim Dung được mô tả đã góp phần làm nên cái hồn, sự sống trong mỗi tác phẩm. Núi Võ Đang là một ngọn núi thiêng nổi tiếng trong lịch sử Trung Quốc, được UNESCO công nhận là Di sản văn hóa thế giới vào năm 199. Đến nơi đây hòa cùng với sắc núi mây trời để thưởng thức nét đặc sắc của một không gian huyền thoại, một vẻ đẹp thoát tục tựa chốn bồng lai.

Xem thêm:
Đập Tam Hiệp - Công Trình Làm Chập Nhịp Quay Trái Đất 
Hoàng Hạc Lâu - Một Trong Tứ Đại Danh Lâu Của Trung Quốc
Bí Ẩn Dã Nhân Tại Thần Nông Giá Gây Xôn Xao Thế Giới
Sông Hoàng Hà - Cái Nôi Của Nền Văn Minh Trung Hoa
Hình Tượng Hoa Mẫu Đơn Trong Văn Hóa Trung Hoa Và Các Nước


 
Bài viết này có hữu ích với bạn hay không?
Rất hữu ích Rất hữu íchRất hữu ích
Hữu ích Hữu íchHữu ích
Không hữu ích Không hữu íchKhông hữu ích

Xem thêm

Thông tin du Lịch

Kinh Nghiệm du Lịch

Banner VYC
Facebook messenger