13/10/2019 | Views: 2877
Nếu ai đã một lần đến cố đô Huế, miền đất mộng mơ với tà áo dài tím e ấp, với nhịp cầu Tràng Tiền cổ kính trầm mặc, với sông Hương bến Ngự hiền hoà thơ mộng, thì không thể không ghé thăm vịnh biển Lăng Cô - nơi được mệnh danh là "người đẹp làng chài" của xứ Huế.
>>> Đọc thêm: Hoàng Hôn Bên Phá Tam Giang - Miên Man Tình Tự Một Huế Mộng Mơ
Người ta nói rằng xưa kia ở vịnh Lăng Cô có rất nhiều cò trắng bay về tụ hội sinh sống. Khi người Pháp tới xâm lược Thừa Thiên Huế, lúc ghi địa danh lên bản đồ, người Pháp ghi tiếng Việt là "Làng Cò" nhưng không bỏ dấu, thành ra là "Lang Co", lại đọc với giọng nước ngoài lơ lớ nghe như "Lang Cô", từ đó người dân địa phương nói trại đi, dần dần thành tên Lăng Cô.
Vẻ đẹp ngất ngây của vinh Lăng Cô - Huế
Vịnh Lăng Cô thuộc huyện Phú Lộc, tỉnh Thừa Thiên Huế, cách thành phố Đà Nẵng 30km về phía Nam và thành phố Huế 70km về phía Bắc, nằm dưới chân đèo Hải Vân. Bãi biển Lăng Cô ngày nay được đầu tư phát triển mạnh về du lịch, tập trung rất nhiều khu nghỉ mát nằm gần cảng Chân Mây. Lăng Cô là một điểm đến thu hút rất nhiều du khách gần xa với bãi cát trắng dài, làn nước biển trong xanh uốn lượn uyển chuyển như một dải lụa mềm mại.
Nằm cạnh núi Hải Vân với những cánh rừng nhiệt đới xanh thẳm nhấp nhô, kết hợp cùng vẻ đẹp huyền bí của đầm Lập An mênh mông, vịnh Lăng Cô thật sự xứng danh là một trong 30 vịnh biển đẹp nhất thế giới (theo Hội nghị Quốc tế lần thứ 5 của Câu lạc bộ những vịnh đẹp nhất thế giới Worldbays Club diễn ra tại thành phố Setubal - Bồ Đào Nha ngày 06/06/2009).
Đến Lăng Cô, ngoài bãi biển tuyệt đẹp, du khách còn có thể tham quan Vườn Quốc gia Bạch Mã. Nơi đây nổi tiếng với khí hậu ôn hòa quanh năm, núi rừng hùng vĩ nhưng cũng rất hữu tình. Du khách có thể tản bộ ngắm cảnh, tận hưởng không khí trong lành của đất trời, chiêm ngưỡng cụm thác Ngũ Hổ, Đỗ Quyền, chinh phục đỉnh Bạch Mã và Vọng Hải Đài.
>>> Đọc thêm: Ngôi Đền Có Cá Khổng Lồ Canh Giữ Ở Thái Lan Và Tượng Rồng Khổng Lồ Quấn Quanh Tòa Nhà Ở Công Viên Hồ Thủy Tiên - "Mỗi Bên Một Vẻ Mười Phân Vẹn Mười"
Đầm Lập An cũng là một điểm đến thú vị tại vịnh Lăng Cô. Được mệnh danh là “tuyệt tình cốc” của xứ Huế, đầm Lập An luôn toát lên một vẻ đẹp kiêu kì, lạnh lùng và đầy huyền bí. Trước mặt là làn nước mênh mông xanh trong màu ngọc bích, xa xa là những dãy núi thấp thoáng ẩn hiện được bao phủ khéo léo bởi chiếc áo sương mong manh, tạo nên một khung cảnh đẹp như tranh thuỷ mặc. Chẳng sai khi người ta luôn ví đầm Lập An là cô gái đẹp nhưng thoáng chút u buồn nép mình bên vịnh Lăng Cô.
Ẩm thực tại vịnh Lăng Cô cũng vô cùng đặc sắc với rất nhiều loại hải sản tươi ngon. Từ các món ăn dân dã như mắm sò, canh chua đầu tôm chẻ nấu kiểu miền Trung, bánh canh chả cua, bún riêu cua càng, đến các món hải sản như tôm hùm, sò điệp, hàu, mực cơm, ghẹ, nhum,...đều được chế biến độc đáo và mang hương vị khó quên.
>>> Đọc thêm: 4 Lăng Tẩm Thu Hút Nhất Tại Cố Đô Huế
Từ Lăng Cô, du khách cũng có dịp tham quan Lăng Khải Định (Ứng Lăng), nơi yên nghỉ của vị vua thứ 12 triều Nguyễn, tọa lạc trên triền núi Châu Chữ (còn gọi là Châu Ê) bên ngoài kinh thành Huế, thuộc xã Thủy Bằng, thị xã Hương Thủy. Đây là một công trình tiêu tốn rất nhiều quốc khố triều Nguyễn. Vật liệu xây dựng được nhập từ các nước như: Pháp, Nhật, Trung,.... Kiến trúc của lăng cũng được thiết kế độc đáo hơn kiến trúc truyền thống với rất nhiều những bức bích họa, phù điêu về bốn mùa xuân - hạ - thu - đông, bát bửu, ngũ phúc,... được chạm khắc công phu, tinh xảo bởi những bàn tay hết sức tài hoa của rất nhiều hoạ sĩ, thợ điêu khắc, nghệ nhân,....
Bình yên vịnh Lăng Cô
Bên cạnh đó, du khách cũng có thể tham quan làng nghề làm hương trầm truyền thống. Đây là một làng nghề lâu đời cho du khách cảm nhận phần nào không khí Huế xưa, dạo quanh làng, trò chuyện với những người con xứ Huế điềm đạm, chân phương, du khách không chỉ có cơ hội lưu lại được nhiều khoảnh khắc đẹp đẽ, thú vị, mà còn được trực tiếp quan sát và tự tay trải nghiệm công đoạn se hương. Hương ở đây nhỏ nhắn và tinh xảo, khi đốt lên thơm mùi trầm dìu dịu, đặc biệt những người dân làng nghề còn có công thức pha trộn riêng, kết hợp thêm các loại hương liệu như nụ tùng, thảo quả, đinh hương, bạch đàn,...nên hương ở đây có màu sắc và hương thơm rất riêng, đặc biệt là không có hoá chất. Ghé thăm chốn này, chắc hẳn du khách sẽ cảm nhận được sự bình dị, mộc mạc, rồi mua thêm vài bó hương để mang theo chút gì đó “rất Huế” về nhà.
Vịnh Lăng Cô với những đường cong uốn lượn theo chân núi Hải Vân, trông hệt như một “nàng thơ” xứ Huế đang e ấp trong tà áo dài - một vẻ đẹp mà khó có ngôn từ nào diễn tả cho trọn vẹn. Hãy một lần thưởng ngoạn Lăng Cô, để cảm nhận đủ đầy cái đẹp, cái thơ, cái tình của “chốn bồng lai” trên dải đất duyên hải.
Xem thêm:
Minh Mạng Thang - "Thần Dược" Bí Ẩn Chốn Cung Đình
Từ Dụ Hoàng Thái Hậu - Hình Mẫu Đạo Đức Hoàng Gia Nhà Nguyễn
Nam Phương Hoàng Hậu - "Hương Thơm Miền Nam" Khiến Vua Bảo Đại Say Mê Một Thời
Ghé Xứ Huế Thăm Cầu Ngói Thanh Toàn Gần 250 Năm Tuổi
Chợ Đông Ba - Thiên Đường Ẩm Thực Chốn Cố Đô
Gia Long Và Thừa Thiên Cao Hoàng Hậu - Câu Chuyện Đằng Sau Mộ Song Táng Trong Thiên Thọ Lăng
Ghé Thăm Cố Đô Nên Mua Gì Làm Quà
Đến Huế Thưởng Thức Ẩm Thực Cung Đình
Bảo Đại - Vị Vua Cuối Cùng Cùa Triều Nguyễn
Từng Có Một Chàng Bảo Đại Nguyện Vì Nàng Nam Phương Mà Xóa Bỏ Hậu Cung
Tên Tour | Số ngày | Ngày khởi hành | Ngày về | Giá Tour | |
---|---|---|---|---|---|
ĐÀ NẴNG – SƠN TRÀ - HỘI AN – BÀ NÀ – HUẾ - ĐỘNG THIÊN ĐƯỜNG | 5N4Đ |
27/12/2024 |
4.050.000 |
Liên Hệ |
Liên Hệ
3.050.000
Liên Hệ
3.650.000
Liên Hệ
3.150.000
Liên Hệ
4.050.000
Ngoài kinh thành Phú Xuân, cố đô Huế còn thu hút các du khách bởi hệ thống lăng tẩm đa dạng. Hệ thống này gắn liền với sự thăng trầm của từng chiếc ngai vàng triều Nguyễn trải dài 143 năm qua 13 đời vua với 7 khu lăng tẩm.
Thang “Nhất dạ lục giao sinh ngũ tử” bao gồm: thục địa, đào nhân, sa sâm, bạch truật, vân quy, phòng phong, bạch thược, trần bì, xuyên khung, cam thảo, thục linh, nhục thung dung, tần giao, tục đoạn, mộc qua, kỷ tử, thương truật, độc hoạt, đỗ trọng, đại hồi, nhục quế, cát tâm sâm, cúc hoa, đại táo. Tuy nhiên, đây cũng chỉ là những phỏng đoán dựa trên ghi chép ít ỏi còn sót lại, những vị thuốc quý để tạo nên một “Minh Mạng thang” cho bậc đế vương thật sự vẫn còn là một bí ẩn.
Từ Dụ Hoàng thái hậu không chỉ là một bậc mẫu nghi thiên hạ đoan chính đức độ, nuôi dạy con tốt, mà tự mình còn làm gương cho con dân. Từ Dụ Hoàng thái hậu mất năm 1902 thọ 92 tuổi, được dâng tên thụy là Nghi Thiên Tán Thánh Từ Dụ Bác Huệ Trai Túc Tuệ Đạt Thọ Đức Nhân Công Chương hoàng hậu. Triều đình cử hành đại lễ an táng bà gần phía sau bên trái Xương Lăng, và có tên là Xương Thọ Lăng. Hiện toàn thể khu lăng này tọa lạc tại chân một dãy núi thấp (núi Thuận Đạo), thuộc làng Cư Chánh, xã Thủy Bằng, huyện Hương Thủy, tỉnh Thừa Thiên (nay thuộc tỉnh Thừa Thiên - Huế), cách Kinh thành Huế chừng 8km.
Nam Phương hoàng hậu là thứ nữ của ông Nguyễn Hữu Hào và bà Lê Thị Bình, cháu ngoại của đại phú hào Lê Phát Đạt, tục gọi là ông Huyện Sỹ - dòng tộc giàu có nhất Nam Bộ đầu thế kỷ 20. Theo tục lấy tên cha, bà có tên là Jeanne Mariette Nguyễn Hữu Hào, và tên thánh là Marie -Thérèse Nguyễn Hữu Thị Lan.
Trải qua bao năm tháng, cầu ngói Thanh Toàn vẫn giữ được vẻ đẹp hiếm có, độc đáo và cổ kính, một lần ghé chiếc cầu cổ ngắm cảnh, hẳn sẽ để lại nhiều ấn tượng khó quên trong lòng du khách. Huế ơi! Sao lại đẹp, lại thơ, lại dịu dàng, đáng yêu thế này!
Chợ Đông Ba còn nổi tiếng với các loại trái cây ngon ngọt như măng cụt Kim Long, thanh trà Lại Bằng, nhãn lồng Thủy Biều, quýt Hương Cần,…Do ở gần biển nên các loại thủy hải sản ở chợ cũng đặc biệt phong phú. Bạn có thể dễ dàng tìm mua tôm, cua, mực, sò huyết, cá hanh, cá dìa, cá kình,…. Các loại hải sản này được cung cấp bởi ngư dân ở những vùng biển lân cận như: An Truyền, Thuận An, Tân Mỹ, Lăng Cô,…
Nếu ai đã một lần đến cố đô Huế, miền đất mộng mơ với tà áo dài tím e ấp, với nhịp cầu Tràng Tiền cổ kính trầm mặc, với sông Hương Bến Ngự hiền hoà thơ mộng, thì không thể không ghé thăm vịnh biển Lăng Cô - nơi được mệnh danh là "người đẹp làng chài" của xứ Huế.
Đèo Hải Vân được biết đến như một “Thiên hạ đệ nhất hùng quan” bởi vẻ đẹp hùng vĩ nằm trên dãy núi Bạch Mã cao 500m. Trước đây, đèo Hải Vân là địa điểm lý tưởng cho những ai muốn chinh phục độ cao và thách thức để ngắm “sơn thủy hữu tình”, nhưng kể từ khi “cánh cổng thần kỳ” mang tên đường hầm Hải Vân xuất hiện, ngọn núi này trở nên đẹp hiền hòa và bình yên đến lạ.
Vua Khải Định tên khai sinh là Nguyễn Phúc Bửu Đảo, sinh ngày 8 tháng 10 năm 1885, là vị hoàng đế thứ 12 của triều Nguyễn. Ông là con trưởng của Vua Đồng Khánh và Hòa Tần Dương Thị Thục. Nhà vua lên ngôi vua năm 31 tuổi, trị vì từ năm 1916 đến năm 1925 trong giai đoạn Pháp thuộc, tại vị gần 10 năm và mất vào năm 40 tuổi.
Nhã Nhạc cung đình Huế - Di sản văn hoá phi vật thể là một loại hình âm nhạc mang tính bác học đã được UNESCO ghi tên vào Danh mục Kiệt tác phi vật thể và truyền khẩu của nhân loại ngày 7/11/2003. Nhã Nhạc Việt Nam có tiến trình hình thành, phát triển khá rõ ràng, được ghi lại qua các triều đại Lý - Trần và nhiều thế hệ truyền thừa giữ gìn, phát triển, bổ sung, sáng tạo, ngày càng phong phú, tinh tế, đạt đến đỉnh cao vào triều đại nhà Nguyễn.
Chùa Thiên Mụ ngoài được biết đến với bước chân mở cõi Đàng Trong của chú Nguyễn Hoàng thì địa điểm này còn gắn liền với “bí ẩn lời nguyền chia tay” đối với các cặp đôi khi đến đây thăm viếng. Chùa Thiên Mụ hay chùa Linh Mụ là ngôi chùa cổ nằm trên đồi Hà Khê, tả ngạn sông Hương, cách trung tâm thành phố Huế khoảng 5km về phía Tây. Chùa chính thức được khởi lập năm Tân Sửu (1601), sau khi Đoan Quận công Nguyễn Hoàng từ phía Bắc vào đây trấn thủ vài năm.
Xứ Huế mang trong mình khả năng gây thương nhớ vô hạn mà bất kỳ ai đặt chân đến nơi này rồi sẽ khó lòng quên được. Song hành với nét dịu dàng, nên thơ, đầy ngọt ngào cùng chiếc nón bài thơ, tà áo dài sắc tím thướt tha trong gió, sông Hương dịu dàng và hữu tình; Huế còn là nơi lưu giữ và lan truyền những “vẻ đẹp” mang tính thời gian. Là những trang sử hào hùng từ thuở ngàn năm trước nơi Cố đô, là những nét văn hoá mang tính dân tộc được thế giới công nhận như loại hình văn hoá phi vật thể Nhã nhạc cung đình Huế. Cùng với đó, sẽ là một sự thiếu sót nếu không nhắc đến các làng nghề truyền thống được các nghệ nhân lưu truyền và phát huy sự tài hoa đến từ bàn tay con người.
Cách Kinh thành Huế gần 20km về hướng Tây, ở làng Định Môn, huyện Hương Trà, tỉnh Thừa Thiên Huế là khu lăng tẩm của vua Gia Long - vị vua sáng lập triều Nguyễn. Lăng mang vẻ đẹp hoang sơ của thiên nhiên. Đặc biệt, hình ảnh đầy ý nghĩa của ngôi mộ song táng trong lăng như đang kể lại câu chuyện về tình yêu son sắt, thủy chung của vua Gia Long và Thừa Thiên Cao hoàng hậu. Tại sao vua Gia Long có hai hoàng hậu mà chỉ có một người được cùng ông "song táng"?
Yêu say đắm Nam Phương hoàng hậu, vua Bảo Đại đã vì nàng mà dẹp bỏ tam cung lục viện, không màng đến năm thê bảy thiếp, chấp nhận cuộc sống hôn nhân một vợ một chồng chung thuỷ. Họ đã có một đoạn đường bước chung đầy hạnh phúc với kết quả là 5 người con: Nguyễn Phúc Bảo Long (1936), Nguyễn Phúc Phương Mai (1937), Nguyễn Phúc Phương Liên (1938), Nguyễn Phúc Phương Dung (1942), Nguyễn Phúc Bảo Thăng (1943), trong đó có Nguyễn Phúc Bảo Long tước phong Hoàng Thái tử.
Vua Bảo Đại, tên thật là Nguyễn Phúc Vĩnh Thụy, sinh ngày 22/10/1913 (tức ngày 23/9 năm Quý Sửu) tại Huế. Cha của Vĩnh Thụy là Nguyễn Phúc Bửu Đảo, tức vua Khải Định, mẹ là Hoàng Thị Cúc tức bà Từ Cung Thái Hậu. Ngay cả câu chuyện về thân thế thật sự của Vĩnh Thuỵ cũng gây nên nhiều tranh cãi, có rất nhiều ghi chép cho rằng ông không phải con ruột của vua Khải Định, tuy nhiên tất cả chỉ là những giả thuyết và vẫn không có bất cứ một bằng chứng xác thực nào. Người ta chỉ biết một sự thật rằng Khải Định chỉ có duy nhất một người con là Vĩnh Thuỵ và ông đã tấn phong Đông Cung Hoàng Thái Tử cho Vĩnh Thuỵ trước khi băng hà.
Hòa mình vào nét đẹp thơ mộng của cố đô Huế, đầm Lập An như một điểm nhấn đặc biệt khiến những lữ khách ghé ngang đắm chìm trong cảnh sắc thiên nhiên nơi đây. Nằm gần quốc lộ 1A, đoạn qua thị trấn Lăng Cô, đầm Lập An được ví như chiếc cầu nối giữa Đà Nẵng đến Huế
Không giống như nhìn từ trên những tòa nhà cao tầng, đồi Canh Vọng cho ta một ánh nhìn bao quát và trọn vẹn hơn, tạo nên một khung cảnh tiên lãng, hoài cổ ngay trước mắt. Chính vì thế mà đôi Canh Vọng từ xa xưa đã trở thành một điểm dừng chân, nghỉ ngơi của vua chúa, quan lại triều đình. Còn gì tuyệt vời hơn khi ta được ngồi ngắm nhìn khoảng không thiên nhiên nên thơ và lãng mạn, mặc kệ thời gian trôi một cách êm đềm để tạm gác lại những muộn phiền và áp lực thường ngày?
Nơi minh chứng cho sự huy hoàng của cả một thời đại, nơi chứng kiến sự phồn hoa của xã hội Việt Nam những tháng năm thời phong kiến, Đại nội Kinh Thành Huế - địa điểm mà du khách khổng thể bỏ qua khi tham gia chuyến du lịch đến mảnh đất Miền Trung đất nước.
Đến Huế mà không ăn chè hạt sen quả là uổng phí, ăn hạt sen rồi mà không mua về lại còn đáng tiếc hơn. Món chè hạt sen khi xưa tiến vua nay đã được người người thưởng thức
Có người nói rằng, Phá Tam Giang buổi hoàng hôn có thể làm người ta say. Say trong vẻ đẹp bình yên, say giữa khung cảnh hữu tình phảng phất tâm hồn mộng mơ của vùng đất Huế.
Tìm hiểu về Huế, ta không chỉ nhìn ngắm những công trình kiến trúc cổ kính còn lưu giữ, ta còn có thể hiểu thêm về văn hóa cố đô bằng cách thưởng thức những món ăn nơi đây. Ở nơi này, từ món bé nhất cho đến món lớn nhất, mọi thứ, từ những chi tiết be bé đều toát lên đặc trưng của ẩm thực cung đình.