VYC logo VYC TRAVEL
Banner Default

TRƯƠNG TAM PHONG - TỔ SƯ THÁI CỰC QUYỀN

Trong các tập truyện kiếm hiệp nổi tiếng ở Trung Quốc vốn có rất nhiều cao thủ võ lâm tài nghệ phi thường, tuy nhiên, không phải ai trong số đó cũng là nhân vật thật. Và Trương Tam Phong chính một trong những nhân vật hiếm hoi được coi là có thật trong lịch sử.
 
Nhắc tới cái tên Trương Tam Phong, người ta nghĩ ngay tới hình tượng vị cao thủ võ lâm sáng lập Thái Cực Quyền và thuộc phái Võ Đang danh chấn thiên hạ

Trương Tam Phong tên thật là Trương Quân Bảo. Tương truyền ông sinh năm 1247 tại Long Hổ Sơn, tỉnh Giang Tây vào thời nhà Nguyên. Thuở nhỏ, Trương Tam Phong được mẹ gửi đi học võ tại chùa  Thiếu Lâm. Theo học được khoảng 10 năm nhưng về sau, ông có một số xung đột với đồng môn nên đã bị đuổi khỏi Thiếu Lâm Tự. Nhờ bản tính thông minh hơn người, Trương Tam Phong đã nghiên cứu điểm mạnh của võ công của Thiếu Lâm và vận dụng nguyên lý Đạo - Đức của Đạo gia để sáng tạo nên loại võ công đặc dị đó là Thái Cực Quyền một thành tự kỳ tích của Võ Đang phái. Sau này, "Thái cực Quyền kinh" và "Thái cực Kiếm pháp" đã trở thành bảo vật của Võ Đang phái. Bên cạnh đó, Trương Tam Phong cũng là người đã phát triển các cách điểm huyệt dựa vào kiến thức về hệ kinh lạc và huyệt vị của hai danh y thời cổ đại là Biển Thước và Hoa Đà.

>>> Đọc thêm: Cửu Hoa Sơn - 9 Đóa Sen Giữa Cõi Trần

Truyền thuyết kể lại, một hôm, đang đi dạo thì ông tình cờ phát hiện một con hạc và một con rắn đánh nhau. Con hạc dũng mãnh từ trên ngọn cây xà xuống đánh con rắn dài đang nằm khoanh tròn. Con rắn đang tĩnh chợt động, tránh né những đòn tấn công của con hạc. Từ đó Trương Tam Phong chợt hiểu ra nguyên lý "lấy tĩnh chế động, lấy nhu khắc cương". Đó cũng chính là cơ sở để thành lập Thái Cực quyền.

Trương Tam Phong nhân thấy: võ thuật Thiếu Lâm thiên về cương quyền ngoại tráng. Trọng tâm của đòn thế Thiếu Lâm trên ngạnh công, cần tập luyện rất lâu dài, do đó, 72 tuyệt kỹ: Nhất chỉ thiền thiết xa chưởng, xuyên tâm chưởng, bối đạt công, phục dực,... đều là loại ngoại công, các bài quyền: Đạt Ma trượng, Phục Ma côn, La Hán trường quyền,... đều là loại trường quyền, dụng lực rất nhiều. Các loại binh khí cũng đa số toàn kiểu dài và cứng: trường côn, trượng, thương, xoa, giản,... 

Cho nên, khi thành đạo sĩ tu luyện tại núi Võ Đang, ông đã khai sáng Thái Cực Quyền, trọng tâm đặt trên chữ “không” - một triết lý cao thâm của Đạo gia. Đặc tính cơ bản nhất của Thái Cực Quyền có hai điểm: một là lấy nhu làm nền tảng trong kỹ thuật ra đòn, tránh tối đa va chạm lực với đối phương, đòn nhu và tập trung khắc chế nguồn lực của đối phương ngay từ điểm “xuất phát lực”, phối hợp với nội lực được tĩnh luyện bên trong. Hai là đồ hình di chuyển, bộ pháp của Thái Cực Quyền khác xa với Thiếu Lâm. Trong khi Thiếu Lâm di chuyển chữ Thập thì Thái Cực Quyền di chuyển theo tám hướng bát quái và nguyên lý thu, phát đều dựa trên trục xéo 45 độ thay vì trực diện. Hơn nữa, Thái Cực Quyền không chủ trương di chuyển linh hoạt mà là “tĩnh lập”, dừng một điểm để phá đòn di chuyển đối phương, góc chuyển động hẹp. Đây là cơ sở mà sau này trở thành nguyên lý cơ bản bộ pháp của võ phái Bạch Mi, một phần của Vịnh Xuân, Hồng Gia, … đời Mãn Thanh.
 


Võ Đang phái sau đó đã thành một phái võ danh trấn võ lâm, sánh ngang với Thiếu Lâm


>>> Đọc thêm: Thưởng Ngoạn Núi Cát Bảy Màu - Khám Phá Con Đường Tơ Lụa Trung Hoa Danh Tiếng

Ngoài phái Võ Đang, Trương Tam Phong còn được cho là sáng tạo ra 1 bộ võ học có tên Cửu tiêu chân kinh, trước khi sáng tạo ra các tuyệt kỹ Thái cực quyền Và Thái cực kiếm.
Cửu tiêu chân kinh gồm 9 chương tu luyện nội công, điển tịch võ học này sử dụng cương nhu nhị kình (giống như Thái Cực) để hóa giải các thế đánh của đối phương và phản đòn, sức mạnh được cho là sánh ngang Dịch Cân Kinh của võ Thiếu Lâm. Tuy nhiên không biết vì do chỉ là truyền thuyết chứ không có thật, hay đã bị thất truyền, đến nay sức mạnh thực tế của tuyệt kỹ Cửu tiêu chân kinh này lớn đến đâu vẫn còn là một dấu hỏi không thể kiểm chứng.


>>> Đọc thêm: Phù Dung - Cổ Trấn Ngàn Năm Treo trên Thác Nước

Cái tên Thái cực quyền được bao gồm bởi chữ Thái (lớn lao) và Cực (trạng thái ban sơ). Thái cực đồ sau này được Chu Đôn Di vẽ ra đã cho thấy Thái Cực là một quan niệm rất gần thuyết Âm Dương, với hai nguyên lý trung tâm "trong Âm có Dương, trong Dương có Âm" và “Cực Âm sinh Dương, cực Dương sinh  Âm”. 
 

Tượng Trương Tam Phong trên Võ Đang Sơn
 
>>> Đọc thêm: Vẻ Đẹp Tuyệt Mĩ Của Thiên Đường Cửu Trại Câu

Trương Tam Phong kế thừa quan điểm “Nhị nguyên” của triết học phương Đông cổ, nên trong "Thái Cực quyền luận" ông cũng kết hợp các lý thuyết Ngũ Hành, Bát Quái. Trương Tam Phong cho rằng phải tập luyện Nội công trước hết là để dưỡng tâm định tính, tụ khí thu thần. Các bí quyết tối thượng của Thái Cực Quyền cũng đã thất truyền. Võ Đang, sau này phần lớn dần sáp nhập vào Toàn Chân giáo, người đời sau thu thập các tác phẩm của ông thành bộ "Trương Tam Phong toàn tập".
 
Thái Cực Quyền, vượt qua một môn võ uy chấn thiên hạ, là sự tổng hợp một triết luận cao siêu của Đạo gia về vũ trụ quan và nhân sinh quan. Không có gì là vô dụng, không có gì là cao sang hay thấp hèn, quan trọng là sự hòa hợp trong từng thời khắc. trước trận bão giông, chỉ có nhành liễu yếu mềm là đứng vững. Cái vô dụng, nhu mềm lại là cái cực đỉnh cao siêu, ở chỗ trí tuệ loài người không mường tượng nổi.



Xem thêm:

Khám Phá Cầu Kính Trương Gia Giới - Skywalk - Con Đường Lên Trời Ở Thiên Môn Sơn

Top Những Điểm Tham Quan Hấp Dẫn Khi Đi Du Lịch Tây Tạng

10 Chốn Kinh Đô Xưa Ở Trung Hoa

Sông Hoàng Hà - Cái Nôi Của Nền Văn Minh Trung Hoa

Sư Tử Lâm Và Kiến Trúc Truyền Thống Lâm Viên Trung Hoa

Thành Đô - Đến Rồi Không Muốn Đi 

Hình Tượng Hoa Mẫu Đơn Trong Văn Hóa Trung Hoa Và Các Nước


Bài viết này có hữu ích với bạn hay không?
Rất hữu ích Rất hữu íchRất hữu ích
Hữu ích Hữu íchHữu ích
Không hữu ích Không hữu íchKhông hữu ích
Tên Tour Ngày khởi hành Giá Tour
HÀNH TRÌNH CON ĐƯỜNG TƠ LỤA TRUNG HOA - TÂY NINH – THANH HẢI – ĐA HÀ – ĐÔN HOÀNG – TÂY AN

20/12/2024

46.990.000

CHƯƠNG TRÌNH THAM QUAN TRUNG QUỐC 2024 - TRƯƠNG GIA GIỚI - THIÊN MÔN SƠN - PHƯỢNG HOÀNG CỔ TRẤN Khuyến mãi

26/12/2024

16.990.000

CHƯƠNG TRÌNH DU LỊCH TRUNG QUỐC - LẠC SƠN - NGA MY SƠN - CỬU TRẠI CÂU - THÀNH ĐÔHOT

27/12/2024

28.490.000

CHƯƠNG TRÌNH DU LỊCH TRUNG QUỐC - CÔN MINH - ĐẠI LÝ - LỆ GIANG - THẠCH LÂM - SHANGRILAHOT

03/01/2025

29.990.000

Xem thêm

Xem thêm

Ý kiến khách hàng

Thông tin du Lịch

Kinh Nghiệm du Lịch

Banner VYC
Facebook messenger