VYC logo VYC TRAVEL
Banner Default

TRẨY HỘI CHÙA HƯƠNG ĐẦU NĂM

Chùa Hương là một danh thắng nổi tiếng, không chỉ bởi cảnh đẹp mà còn là một nét đẹp văn hóa tín ngưỡng đạo Phật của người dân Việt Nam. Hàng năm cứ mỗi độ xuân về hoa mơ nở trắng núi rừng Hương Sơn, hàng triệu phật tử cùng tao nhân mặc khách khắp bốn phương lại nô nức trẩy hội chùa Hương, hành trình về một miền đất Phật, nơi trác tích Bồ Tát Quán Thế Âm ứng thiện tu hành, để dâng lên người một nén tâm hương, một lời nguyện cầu, hoặc thả hồn mình bay bổng hòa quyện với thiên nhiên, ở một vùng miền còn in dấu tích Phật thoại và văn hóa tâm linh.

>>> Đọc thêm: Nếu Bạn Vẫn Còn "Ế", Hãy Thử Ghé Hà Nội Đi Chùa Cầu Duyên 

 

Hướng dẫn đường đi đến chùa Hương

Chùa Hương cách trung tâm thủ đô Hà Nội 62km về phía Tây Nam, thuộc địa bàn, xã Hương Sơn, huyện Mỹ Đức. Hương Sơn là địa danh nổi tiếng sở hữu nhiều di tích lịch sử, văn hóa và danh lam thắng cảnh.

  + Từ Hà Nội về Hà Đông tới Ba La, Quý khách đi theo quốc lộ 21B tới thị trấn Tế Tiêu rẽ trái đi khoảng 12km thì tới địa phận chùa Hương

  + Quý khách từ phía Nam đi ra, tới thành phố Phủ Lý thuộc địa phận tỉnh Hà Nam, qua cầu Phủ Lý rồi rẽ trái, đi tới thị trấn Quế sau tới khu vực Chợ Dầu, qua khu vực chợ Dầu rẽ trái đi khoảng 4km tới địa phận Chùa Hương.

>>> Đọc thêm: Top Những Điểm Tham Quan Không Thể Bỏ Qua Khi Đến Hà Nội 

Trẩy hội chùa Hương đầu năm 

Hội chùa Hương (xã Hương Sơn, huyện Mỹ Đức, Hà Nội) diễn ra chính thức từ mùng 6 tháng Giêng đến hạ tuần tháng 3 âm lịch. Tuy nhiên, ngay từ những ngày đầu Tết Nguyên Đán, khoảng 15 vạn du khách đã đồ về vãn cảnh, lễ Phật đầu năm. Trong đó, riêng mùng 5 có khoảng hơn 4 vạn khách. Vào dịp lễ, hàng triệu Phật tử cùng du khách khắp 4 phương lại nô nức trẩy hội chùa Hương

 

Ban tổ chức cho biết, trong ba ngày 30, mùng 1 và mùng 2 Tết, du khách được miễn phí vé tham quan. Trước khi vào chùa, du khách phải nghỉ lại ở các làng quanh bến Đục, bến Yến, rồi đi đò vào các điểm thờ tự. Hàng trăm chiếc thuyền nối đuôi nhau đưa du khách ngược dòng suối Yến vào khu vực lễ hội chùa Hương. Du khách thong thả ngồi thuyền vãn cảnh lạc vào non tiên cõi Phật, những làn điệu hát chèo đò được vang lên ở khắp nơi, sân chùa, sân nhà tổ. Các vãi có giọng hay đứng dậy làm động tác chèo đò và hát những đoạn văn trên sáu dưới tám liên quan đến tích nhà Phật. Không chỉ những Phật tử mà rất nhiều du khách quốc tế bày tỏ thích thú với hoạt động này.
 

Rời con thuyền, giã từ sông nước, con người được hòa nhập vào núi vãn cảnh chùa chiền và bắt đầu hành trình mới - hành trình leo núi. Leo núi chơi hang, chơi động lý thú vui nước đông đảo mọi người tham gia và hưởng ứng. Trẩy hội chùa Hương không chỉ dừng lại ở chốn Phật đài hay bầu trời - cảnh bụt, mà trước hết là do ở sự tiếp xúc - hòa nhập huyền diệu giữa con người trước thiên nhiên cao rộng.

>>> Đọc thêm: Tổng Quan 36 Phố Cổ Hà Nội 

Phần lễ chùa Hương

Nghi lễ thực hiện khá đơn giản, có nghiêng về "thiền". Nhưng ở Chùa Ngoài lại thờ các vị sơn thần thượng đẳng với đủ màu sắc của Đạo giáo. Đền Cửa Võng là "chân long linh từ" thờ bà chúa Thượng Ngàn, là người cai quản cả vùng rừng núi xung quanh với cái tên là "tì nữ tuý Hồng" của Sơn thần tối cao. Chùa Bắc Đài, chùa Tuyết Sơn, chùa Cả và đình Quân thờ Ngũ hổ và tín ngưỡng cá thần.

 

Chùa Trong có lễ dâng hương, gồm hương, hoa, đèn, nến, hoa quả và thức ăn chay. Lúc cúng có hai tăng ni mặc áo cà sa mang đồ lễ chay đàn rồi mới tiến dùng đồ lễ lên bàn thờ. Trong lúc chạy đàn, hai vị tăng ni múa rất dẻo và đẹp mắt. Từ ngày mở hội cho đến hết hội, chỉ thỉnh thoảng mới có sư ở các chùa trên đến gõ mõ tụng kinh chừng nửa giờ tại các chùa, miếu, đền. Còn hương khói thì không bao giờ dứt.

>>> Đọc thêm: Khám Phá Phố Hàng Bông - Khu Đô Thị Trầm Mặc Làm Say Đắm Những Tâm Hồn Hoài Cổ 

Phần hội chùa Hương

Nét thanh tịnh của miền đất Phật đã tạo cho con người, cảnh vật hòa lẫn vào không gian khi vào hội. Đường vào chùa Hương tấp nập vào ra hàng trăm thuyền, cộng thú vui ngồi thuyền vãn cảnh lạc vào nơi tiên cõi Phật. Con người được hòa nhập vào núi vãn cảnh chùa chiền và bắt đầu hành trình mới - hành trình leo núi. Leo núi chơi hang, chơi động. Cuộc leo núi tạo ra trong con người tâm lý kỳ vọng, muốn vươn lên đến cái đẹp. Và sự kỳ vọng cái đẹp hẳn sẽ làm cho con người thêm phần sảng khoái tin yêu cuộc đời này hơn. Ðường núi từ chùa Ngoài vào chùa Trong lúc nào cũng tấp nập.

 

 

Ngày hội chùa Hương, làng tổ chức rước thần từ đền ra đình. Cờ trống đi trước dàn nhạc bát âm kế theo, trai thanh gái lịch phù kiệu, ông già bà cả thành tâm tiễn thần. Không khí ấy làm tinh thần mọi người sảng khoái. Trong lễ hội có rước lễ và rước văn. Người làng dinh kiệu tới nhà ông soạn văn tế, rước bản văn ra đền để chủ tế trịnh trọng đọc, điều khiển mọi người làm lễ tế rước các vị thần làng.

>>> Đọc thêm: Gốm Bát Tràng - Nét Đẹp Mỹ Thuật Cổ Truyền Việt Nam 

 
Không giống bất kỳ nơi nào, Chùa Hương là một tập hợp nhiều đền chùa hang động gắn liền với núi rừng và trở thành một quần thể thắng cảnh rộng lớn với một kiến trúc hài hòa giữa thiên nhiên và nhân tạoĐó là vẻ đẹp lung linh của sông nước, bao la của đất trời, sâu lắng của núi rừng, huyền bí của hang động…. Và dường như đất - trời, sông núi đẹp hơn nhờ tài sáng tạo hình tượng - trí tưởng tượng và lòng nhân ái của con người.
 

Lễ hội chùa Hương không còn xa lạ đối với người dân ở mọi miền Tổ quốc, nhất là với các Phật tử. Trải qua bao nhiêu thăng trầm thời gian, lễ hội chùa Hương đã trở thành một dịp quen thuộc, một điểm đến du xuân cho du khách bốn phương. Trong suốt những ngày hội là sự nồng nhiệt của tuổi trẻ, là sự thành kính của các bậc cao niên, là sự hoan hỷ mà nam phụ lão ấu ai ai cũng có những nỗi niềm của riêng mình.

Xem thêm:

Khám Phá Nét Đẹp Di Sản Văn Hóa Long Thành Diễn Xướng

Giữa Hà Nội Có Một Tháp Bút 150 Tuổi "Viết Lên Trời Xanh"

Chùa Trấn Quốc - Biểu Tượng Phật Giáo Giữa Lòng Thủ Đô

Văn Miếu Quốc Tử Giám - Chứng Nhân Cho Một Dân Tộc Hiếu Học Ngàn Năm 

Hẻm Bích Họa Phùng Hưng Hà Nội - Cuộc Sống Là Những Bức Tranh Đầy Sắc Màu

Chả Cá Lã Vọng - Đặc Sắc Ẩm Thực Hà Thành

Top Những Món Ăn Ngon Không Thể Bỏ Qua Tại Hà Nội

Mua Gì Làm Quà Khi Đến Hà Nội


Bài viết này có hữu ích với bạn hay không?
Rất hữu ích Rất hữu íchRất hữu ích
Hữu ích Hữu íchHữu ích
Không hữu ích Không hữu íchKhông hữu ích

Xem thêm

Thông tin du Lịch

Kinh Nghiệm du Lịch

Banner VYC
Facebook messenger