VYC logo VYC TRAVEL
Banner Default

RỒNG KOMODO – NGƯỜI EM HỌ CỦA LOÀI KHỦNG LONG?

Mặc dù khủng long đã đã tuyệt chủng cách đây hàng triệu năm. Nhưng bạn có biết về sự tồn tại của một loài rồng mà các nhà nghiên cứu cho rằng chúng có họ hàng với loài khủng long. Và ngày nay loài rồng này vẫn có thể tìm thấy ở Indonesia. Đây là loài thú đặc biệt chỉ có ở đảo Komodo (Indonesia). Là một trong những loài bò sát gần như là lớn nhất còn sót lại trên thế giới. Chúng đang có nguy cơ bị tuyệt chủng, hiện đang được các nhà nghiên cứu bảo vệ và nhân giống.

Rồng Komodo có từ bao giờ
Theo các nhà nghiên cứu, rồng Komodo là loài vật xuất hiện cùng thời với khủng long từ hàng triệu năm về trước. Chúng đã đồng hành cùng với những thổ dân trên một số vùng đất thuộc Indonesia từ rất lâu. Nhưng có thể nói, cả thế giới chỉ được biết đến chúng nhờ vào sự phát hiện và công bố vào năm 1910 bởi các nhà khoa học phương Tây. 
Từ các hoá thạch của loài này được tìm thấy ở Úc, các nhà nghiên cứu cho rằng tổ tiên của rồng Komodo có thể bắt nguồn từ Úc. 

 

Nhưng ngày nay, loài rồng này chỉ được tìm thấy tại Indonesia
 
Nhưng ngày nay, loài rồng này chỉ được tìm thấy tại Indonesia. Số lượng hiện còn chỉ khoảng 3.000 – 5.000 con rồng trên các đảo thuộc Indonesia như: Komodo, Gili Motang, Rinca và Flores,… Tuy nhiên, hòn đảo có số lượng cá thể lớn nhất là ở đảo Komodo. Đảo có diện tích gần 2.000 km2 thuộc vườn quốc gia Komodo. Hòn đảo có khoảng 2.000 người sinh sống, nhưng tại đây có khoảng hơn 3000 cá thể rồng Komodo, trong đó chỉ có khoảng 150 cá thể cái. 

Komodo-  loài động vật máu lạnh
Rồng Komodo là loài động vật máu lạnh, tương tự như trăn và rắn thì thân nhiệt của chúng có thể tăng hay giảm tuỳ thuộc vào thời tiết bên ngoài. Chúng là loài ăn thịt khá hung dữ và háu ăn. Thức ăn của chúng là  các loại côn trùng và động vật lớn như hươu, nai, lợn, trâu,… Đôi khi con người cũng có thể bị chúng tấn công và ăn thịt. Món khoái khẩu nhất của chúng là xác chết động vật đã thối rữa. Đối với rồng Komodo, con mồi có thể cũng chính là đồng loại của chúng, nhất là những con rồng nhỏ. Đồng thời kẻ thù gần như là duy nhất của chúng cũng chính là những con rồng lớn hơn. 
Rồng Komodo có hình dạng rất giống với cá sấu. Mõm tròn, da có vảy, tứ chi khoẻ và có móng vuốt sắc nhọn, đuôi dài. Chúng dùng tứ chi để bò lên mặt đất như các giống loài bò sát. Tuy nhiên chúng cũng có thể lặn dưới nước sâu 5m, và còn có khả năng leo trèo cây như loài thằn lằn. 
Mặc dù có thân hình to lớn, nhưng chúng lại chạy khá nhanh. Khi di chuyển, chúng có thể đạt đến vận tốc khoảng 20km/h, và chỉ chạy theo đường thẳng. Rồng Komodo rất nhẫn nại trong việc săn mồi, chúng có thể nằm yên hàng giờ để chờ rình con mồi mà không cần phải quá vội vã.
Rồng Komodo cái có chiều dài và trọng lượng kém hơn rồng Komodo đực. Khi trưởng thành chúng có thể đạt kích thước tối đa đến 3m và nặng khoảng 165 kg. Tuổi thọ trung bình của loài là từ 60 đến 70 năm và tuổi thọ của con cái thường thấp hơn tuổi thọ của con đực khá nhiều, thậm chí gần một nữa, vì chúng phải trải qua quá trình sinh sản vất vả, khiến thể trạng bị giảm sút làm cho tuổi thọ bị giảm dần.

 

Rồng Komodo có hình dạng rất giống với cá sấu
 
Truyền thuyết về rồng Komodo
Ở đảo Komodo, người dân chẳng những chung sống cùng với rồng Komodo mà họ còn  chăm sóc chúng rất kĩ lưỡng. Bởi họ cho rằng Komodo là hoá thân của nàng Công chúa trong truyền thuyết nổi tiếng của họ. 
“Chuyện kể lại rằng, có một người đàn ông từng kết hôn với một công chúa rồng. Họ sinh ra được cặp song sinh, một cậu bé tên Gerong, và một con thằn lằn cái tên là Orah, cả hai được sinh ra riêng rẽ. Khi Gerong lớn lên, anh gặp một con thú dữ tợn trong rừng và định giết nó. Nhưng ngay khi anh ta định đâm nó, mẹ của anh ta xuất hiện và nói cho anh biết hai người anh trai và em gái.”
Theo các nhà nghiên cứu, trước kia trên đảo Bali từng có một số bộ lạc mang tập tục là vứt xác người chết cho rồng Komodo ăn thịt. Khi nghe mùi xác chết chúng có thể đào mồ để ăn. 
Cho nên ngày nay, để bảo vệ xác người chết, người ta thường dùng nhiều hòn đá đặt lên mộ, hoặc phủ đá hay đất sét nhằm không cho rồng Komodo xâm phạm các ngôi mộ. Các bộ tộc thấy rằng vì chúng ăn quá nhiều thịt người chết và rất hung bạo với người sống, là mối đe doạ với cuộc sống của họ. Do vậy, một số nơi xa xôi hẻo lánh trên đảo, những người dân đã dựng các ngôi nhà sàn với bậc thang cao để chống lại loài thú dữ này.

 

Komodo là hoá thân của nàng Công chúa trong truyền thuyết nổi tiếng
 

Đặc điểm sinh học
Đây là hình ảnh một con rồng tại Vườn chim Bali Bird Park ( à con duy nhất được nuôi tại đây).Trên toàn đảo Bali có khoảng 5 con. Hiện tại con rồng Komodo này đã được 19 tuổi.

Khứu giác siêu nhạy và bộ máy tiêu hoá siêu đẳng
Rồng Komodo có thính giác và thị giác kém nhưng khướu giác thì rất nhạy.Chúng có thể đánh hơi thuận theo chiều gió với khoảng cách lên đến gần 7km. Chúng có bộ hàm cực khoẻ và những chiếc răng sắc nhọn giống cá mập, nên dễ dàng xé thịt và nuốt trọn con mồi, kể cả xương và móng con vật. Một con rồng có thể ăn tới 80% trọng lượng cơ thể của chúng, cụ thể là nếu một con nặng 100 kg thì có thể ăn được 80 kg thịt.

Chất kịch độc trong nước miếng
Chúng thường xuyên chảy nước dãi, trong nước bọt của chúng có tới hơn 50 chủng vi khuẩn rất độc. Do đó, khi một con mồi bị chúng cắn Chất độc khiến các động vật sau khi bị tấn công bị nhiễm trùng, máu không đông, khiến con mồi nhanh chóng kiệt sức vì mất máu nhiều. Sau khi con mồi bị trọng thương và bỏ chạy. Chiếc mũi của chúng được trợ giúp của chiếc lưỡi đa năng có vai trò như chiếc máy định vị, giúp chúng đánh hơi ra mùi máu của con mồi. Khi những vi khuẩn trong nước bọt phát tán vào cơ thể con mồi thông qua vết cắn. Con mồi sẽ bị chết vì mất máu hoặc vì nhiễm trùng trong vài ngày, thậm chí chỉ trong vài giờ đồng hồ.
Tuy nhiên, rồng Komodo lại có hệ miễn dịch khá tốt. Điều này giúp cơ thể chúng có khả năng kháng khuẩn, các vết thương sau những cuộc đụng độ với kẻ địch từ việc săn mồi hay khi tranh giành lãnh thổ giửa chúng được chữa lành khá nhanh. Có thể nói, rồng Komodo có khả năng miễn dịch đối với vết cắn của đồng loại.

 

Chúng thường xuyên chảy nước dãi, trong nước bọt của chúng có tới hơn 50 chủng vi khuẩn rất độc

 
Đặc điểm sinh sản
Vì các nàng rồng có số lượng rất ít nên các chàng rồng luôn xảy ra tranh chấp để giành giật bạn tình. Do đó con thắng cuộc sẽ có cơ hội giao phối với các con cái. Các cá thể cái sau khi giao phối cùng con đực sẽ mang thai và đẻ trứng. Điều đặc biệt kì lạ ở đây là rồng Komodo cái có thể sinh sản đơn tính, chúng không cần giao phối nhưng vẫn có thể mang thai đẻ trứng và nở ra cá thể con bình thường. Quá trình làm tổ và đẻ trứng của con cái kéo dài trong 6 tháng. Thông thường trứng sẽ to dần cho đến lúc nở, khi sắp nở chúng to hơn lúc mới đẻ tới 50%, và mất khoảng 8 tháng để trứng nở và rồng con sẽ trưởng thành trong khoảng thời gian từ 3-5 năm. Do bản năng di truyền nên các cá thể con thường sau khi nở ra sẽ tự đi kiếm mồi và tự sinh tồn không phụ thuộc vào con mẹ, vì đôi khi con mẹ có thể là mối nguy hại đến chúng. Rồng mẹ có thể ăn thịt rồng con. 

Bảo tồn và nhân giống
Vì môi trường sống bị thu hẹp do sự lấn chiếm của con người, sự thay đổi của khí hậu, thiên tai với bản năng ăn thịt đồng loại, cũng như sự mất cân bằng giới tính, số lượng cá thể cái quá ngày càng hiếm hoi để có thể phát triển giống loài cho nên chúng cũng đang đứng trước nguy cơ sắp bị tuyệt chủng. 
Ngày nay, rồng Komodo được xem là loài động vật quí hiếm trên thế giới và là loài đặc chủng của Indonesia. Chúng đang được bảo tồn và nghiên cứu. Một số nhà nghiên cứu đã  nhân giống thành công cho rồng Komodo sinh sản. Một số ít rồng con đã được ra đời và đang nuôi tại một số vườn thú. Nếu bạn là một người đam mê về nghiên cứu động vật, cũng như tò mò và muốn tìm hiểu về loài động vật này hãy sắp xếp một chuyến du lịch để đến Indonesia. Nơi bạn có thể tận mắt trông thấy chúng. Để thuận lợi cho việc du khách thăm thú cũng như quan sát rồng Komodo cũng như đảm bảo cho việc chăm sóc và nhân giống loài này. Indonesia đã tiến hành nuôi và chăm sóc rồng ở đảo Komodo và nhiều hòn đảo khác ở Indonesia. Trong đó có thiên đường du lịch Bali, nơi bạn cũng có thể tìm thấy rồng Komodo trong các vườn thú.

 
Bài viết này có hữu ích với bạn hay không?
Rất hữu ích Rất hữu íchRất hữu ích
Hữu ích Hữu íchHữu ích
Không hữu ích Không hữu íchKhông hữu ích

Xem thêm

Ý kiến khách hàng

Thông tin du Lịch

Kinh Nghiệm du Lịch

Banner VYC
Facebook messenger