VYC logo VYC TRAVEL
Banner Default

OK OM BOK LỄ HỘI CÚNG TRĂNG

Ok Om Bok là 1 trong 3 lễ hội lớn của người Campuchia. Lễ hội này được tổ chức vào tháng Cớt - đất (tháng 11) Âm lịch Campuchia hằng năm. Không chỉ bao gồm phần lễ mà còn có cả phần hội diễn ra trong dịp Ok Om Bok.

Nguồn gốc lễ hội Ok Om Bok
Truyền thuyết kể lại rằng, từ xa xưa trong dân gian có một con thỏ sống rất hảo tâm, luôn luôn thích làm điều thiện và bố thí của cải vật chất để giúp đỡ cho những người nghèo khó. Tuy nhiên, của cải nhiều đến mấy thì cũng có ngày phải cạn, một hôm trong tay thỏ không còn bất cứ thứ gì để có thể giúp được người khác nữa, chú thỏ mới nảy ra 1 ý nghĩ làm các vị chư thần trên trời vô cùng hoang mang. Suy nghĩ ấy là: hôm nay, nếu có người nghèo nào cần bố thí, thì thỏ sẽ dâng thân xác của mình để giúp họ duy trì sự sống.
Để thử lòng thành của thỏ, một vị thần đã hạ phàm và biến thành một ông lão trông bộ dạng rất xác xơ và đang đi xin ăn. Ông lão đã đến tìm thỏ để xin được bố thí, thỏ không ngần ngại mà nói rằng hôm nay thỏ không còn chút gì để bố thí nữa nên mời ông lão hãy nhóm lửa lên để thỏ nhảy vào và khi đó ông sẽ có thức ăn. Không ngờ ông lão đã nhóm lửa lên thật, chú thỏ lúc này cũng không chút do dự mà nhảy vào đám lửa. Ngạc nhiên thay khi thỏ vừa nhảy vào thì lửa lập tức bị dập tắt và từ trong đấy nở ra 1 đóa hoa sen nâng thỏ lên cao. Sau đó, ông lão biến mất, và trên mặt trăng từ đó xuất hiện hình của một chú thỏ.
Tương truyền rằng chú thỏ này sau khi chết đã hóa thân thành Phật Thích ca Muni. Để tưởng nhớ đến sự kiện đó và cảm tạ thần mặt trăng đã độ trì chăm lo đời sống người dân suốt năm qua, người Campuchia tổ chức lễ hội Ok Om Bok.

Nghi thức chính trong buổi lễ
Vào ngày rằm tháng Cớt-đất, các gia đình ở Campuchia đều bày một mâm trái cây để cúng trăng được đặt ở trước sân nhà. Trong mâm có nhiều lễ vật như khoai, chuối, cốm dẹp, dừa và những loại trái cây. Còn tại các ngôi chùa thì cũng sẽ tiến hành tương tự nhưng mâm cúng sẽ lớn hơn. Thời điểm bất đầu cúng trăng là từ lúc mặt trăng nhô lên khỏi ngọn cây cho đến khi trăng gần đứng bóng. Sau khi cháy gần hết hương đã thắp, người lớn trong nhà sẽ gọi trẻ em đến và hỏi các điều ước, sau đó dùng tay đút cớm dẹp cùng với chuối vào miệng trẻ. Lúc này người được đút sẽ nói to nguyện vọng của mình và điều ước đó sẽ được gửi đến thần linh với hi vọng sẽ thành hiện thực. Sau đó mâm cổ sẽ được dọn mâm cổ xuống và cùng nhau hưởng lễ vật.

 

Nghi thức cúng của người Campuchia
 
Sau phần nghi thức cúng trăng sẽ đến phần hội thả đèn gió. Những chiếc đèn được thả từ các ngôi chùa, mọi người cùng quây quần bên nhau ngắm đèn lồng bay cao và ước nguyện.
 

Hội thả đèn gió tại chùa

 
Buổi sáng hôm đó, các làng xã sẽ tổ chức các trò chơi dân gian, sinh hoạt văn nghệ và thi đấu các môn thể thao. Trong đó nổi bật nhất là hội đua ghe Ngo được hoàng gia tổ chức, đây cũng là nghi thức tôn giáo bày tỏ sự tưởng nhớ với linh vật tổ Naga và những trận Hải chiến của tổ tiên. Một chiếc ghe Ngo thường dài trêm 30m có thể chứa đến mấy chục tay bơi cường tráng. Mỗi một chiếc ghe Ngo đều được thiết kế cản thận tỉ mỉ nếu không sẽ rất dễ bị chìm trong quá trình đua và ghe Ngo cũng là hình ảnh đại diện cho mỗi phum srock nên mỗi cuộc đua ghe đều rất kịch tính và đầy hấp dẫn.
 

Đùa thuyền truyền thống là phần hội trong kỳ nghỉ lễ này
 
Ok Om Bok vừa là ngày lễ cúng trăng nhưng cũng là dịp người thân trong gia đình tụ họp cùng cúng kiến quay quần bên nhau. Đây cũng là dịp toàn người dân Campuchia được vui chơi trong lễ hội và làm nên nét văn hóa đặc sắc của dân tộc.
 
Bài viết này có hữu ích với bạn hay không?
Rất hữu ích Rất hữu íchRất hữu ích
Hữu ích Hữu íchHữu ích
Không hữu ích Không hữu íchKhông hữu ích

Thông tin du Lịch

Kinh Nghiệm du Lịch

Banner VYC
Facebook messenger