VYC logo VYC TRAVEL
Banner Default

NHÃ NHẠC CUNG ĐÌNH HUẾ - DI SẢN VĂN HOÁ PHI VẬT THỂ  

Nhã Nhạc cung đình Huế - Di sản Văn hoá Phi vật thể là một loại hình âm nhạc mang tính bác học đã được UNESCO ghi tên vào Danh mục Kiệt tác phi vật thể và truyền khẩu của nhân loại ngày 7/11/2003. Nhã Nhạc Việt Nam có tiến trình hình thành, phát triển khá rõ ràng, được ghi lại qua các triều đại Lý - Trần và nhiều thế hệ truyền thừa giữ gìn, phát triển, bổ sung, sáng tạo, ngày càng phong phú, tinh tế, đạt đến đỉnh cao vào triều đại nhà Nguyễn.
 

Nhã Nhạc cung đình Huế - Di sản Văn hoá Phi vật thể là một loại hình âm nhạc mang tính bác học

>>> Đọc thêm: Đến Huế Thưởng Thức Ẩm Thực Cung Đình

Nhã Nhạc Cung Đình Huế (Âm nhạc cung đình) Việt Nam
 
Nhã Nhạc cung đình có từ thế kỷ 13, các triều đại quân chủ Việt Nam hết sức coi trọng, phát triển Nhã Nhạc như một biểu tượng cho vương quyền về sự trường tồn, hưng thịnh của triều đại. Cách thức diễn xướng của Nhã Nhạc rất chặt chẽ, mang tính thẩm mỹ rất cao, có thể phản ánh tư tưởng, quan niệm triết lý của chế độ quân chủ đương thời.

Những năm đầu triều Lý (1010-1225), Nhã Nhạc ra đời, tuy mới, nhưng hoạt động một cách quy củ.  Đến thời Lê (1427-1788), hầu hết Nhã Nhạc đã thành loại hình thức giải trí bác học dành cho giới quý tộc, kết cấu phức tạp, chặt chẽ quy mô tổ chức rõ ràng, cặn kẽ. Triều Lê đã định ra các loại nhạc như sau: Giao nhạc, Miếu nhạc, Cửu nhật nguyệt lai trùng nhạc, Đại triều nhạc, Thường triều nhạc, Đại yến nhạc,.... Thế nhưng, bất chấp những thành quả đạt được, vào giai đoạn cuối của triều Lê, vì nhiều nguyên nhân, âm nhạc cung đình dần dần đi vào thời kỳ suy thoái và nhạt phai.

>>> Đọc thêm: Ghé Xứ Huế Thăm Cầu Ngói Thanh Toàn Gần 250 Năm Tuổi

Đến thời Nguyễn (1802-1945), nửa đầu thế kỷ XIX, vương triều từ khi mới lập nghiệp ở phương Nam đã sớm biết sử dụng nghệ thuật âm nhạc để “di dưỡng tinh thần”. Từ đây các loại hình nghệ thuật cung đình mới thực sự phát triển theo mô thức, quy phạm của nhà nước quân chủ trung ương tập quyền, tạo tiền đề phát triển cho âm nhạc cung đình các đời vua sau và làm cho Nhã Nhạc có hệ thống, bài bản rất phong phú, với hàng trăm nhạc chương (lời ca bằng chữ Hán).

 

Các nhạc chương đều do Bộ Lễ biên soạn tùy theo các buổi lễ khác nhau như: Tế Giao có 10 nhạc chương mang chữ Thành (thành công); Tế Xã tắc có 7 nhạc chương mang chữ Phong (được mùa); Tế Miếu có 9 nhạc chương mang chữ Hòa (hòa hợp), Tế Lịch Đại Đế vương có 6 nhạc chương mang chữ Văn (trí tuệ); Lễ Đại triều dùng 5 bài mang chữ Bình (hòa bình); Lễ Vạn thọ dùng 7 bài mang chữ Thọ (trường tồn); Lễ Đại yến dùng 5 bài mang chữ Phúc (phúc lành)...
 
Giai đoạn đầu, triều đại nhà Nguyễn kế thừa Nhã Nhạc và bổ sung thêm nhiều loại thể nhạc khác như Huyền Nhạc, Ty Trúc Tế Nhạc, Ty Chung, Ty Khánh, Ty Cổ. Đến nay sử sách triều Nguyễn ghi lại có đến 12 cuộc lễ, mỗi cuộc lễ đều có ghi đầy đủ các bài ca chương và có 126 bài ca chương ghi đầy đủ lời ca nguyên gốc và bản dịch. Phần nhạc khí được quy định gồm 6 loại ban nhạc. Đó là các ban: Nhã nhạc, Nhạc huyền (bộ nhạc treo), Đại nhạc (Cổ xuý đại nhạc), Tiểu nhạc (ti trúc tế nhạc), Ty chung và Ty khánh (dàn nhạc chuông và khánh đá), Quân nhạc. Các ban nhạc trên đều quy định các nhạc khí cụ thể, không dưới 30 chủng loại với số lượng hàng trăm nhạc khí.

 

Giai đoạn đầu, triều đại nhà Nguyễn kế thừa Nhã Nhạc và bổ sung thêm nhiều loại thể nhạc khác như Huyền Nhạc, Ty Trúc Tế Nhạc, Ty Chung, Ty Khánh, Ty Cổ

>>> Đọc thêm: Minh Mạng Thang - Thần Dược Bí Ẩn Chốn Cung Đình

Các ban nhạc, nhạc khí, bài bản âm nhạc, ca chương… đều do những nhạc công, ca công, vũ công tài ba nhất của đất nước thực hiện. Âm nhạc trở nên quan trọng trong các đại lễ, trở thành tiếng nói huyền diệu giao cảm với trời đất, thần linh, tổ tiên. Đó cũng chính là những giá trị vô giá và trường tồn của dân tộc.
 
Nhã Nhạc Huế - di sản văn hoá âm nhạc “cổ điển bác học Việt Nam” cũng đã từng bị đe dọa nghiêm trọng khi xảy ra biến cố sụp đổ của triều đại nhà Nguyễn và tiếp theo là hơn 30 năm chiến tranh liên miên. Nói như vậy đúng về mặt khách quan, còn về mặt chủ quan, thực ra, vào cuối thời Nguyễn, chỉ còn duy trì 2 loại dàn nhạc là Đại nhạc (gồm trống, kèn, mõ, bồng, xập xõa) và tTiểu nhạc (trống bản, đàn tỳ bà, đàn nhị, đàn tam, ống địch, tam âm, phách tiền). Ngoài ra, từ Đồng Khánh đến Khải Định, Bảo Đại đều chuộng các dàn kèn đồng, Quân nhạc phương Tây, làm cho vai trò của Nhã Nhạc càng mờ nhạt thêm.

 

Các ban nhạc, nhạc khí, bài bản âm nhạc, ca chương… đều do những nhạc công, ca công, vũ công tài ba nhất của đất nước thực hiện

>>> Đọc thêm: Bảo Đại - Vị Vua Cuối Cùng Của Triều Nguyễn

Kế Thừa và Bảo Tồn
 
Sau năm 1945, Nhã Nhạc không còn vai trò với xã hội và có nguy cơ mai một dần. Ngày nay, các tài liệu lịch sử về Nhã nhạc không còn nhiều, không biết ở đâu và phân rải khắp nơi, không có một cơ sở lưu trữ bài bản và hệ thống, nhiều nghệ nhân, người am hiểu kỹ thuật diễn xướng Nhã Nhạc cũng đã qua đời.

Từ năm 1992, nhà hát Nghệ thuật Cung đình Huế thuộc Trung tâm Bảo tồn Di tích Cố đô Huế ra đời, chuẩn bị các cơ sở phục vụ cho công tác bảo tồn âm nhạc cung đình Huế. Tháng 3/1994 UNESCO đã phối hợp với Bộ Văn hóa Thông tin, UBND tỉnh, Trung tâm BTDTCĐ Huế tổ chức Hội nghị Quốc tế về bảo vệ và giữ gìn phục hồi văn hóa phi vật thể vùng đất Huế. Tiếp theo là các dự án đào tạo được Bộ Văn hóa Thông tin, các Quỹ của UNESCO, Chính phủ Nhật Bản... tài trợ cho các lớp nhạc công, diễn viên ca múa cung đình. Những năm sau đó, Chính phủ, Bộ Văn hóa Thông tin và lãnh đạo của tỉnh Thừa Thiên Huế đã có nhiều chủ trương, quyết định để bảo tồn loại hình văn hóa độc đáo này.

 

Hội nghị Quốc tế về bảo vệ và giữ gìn phục hồi văn hóa phi vật thể vùng Huế

>>> Đọc thêm: 4 Lăng Tẩm Thu Hút Bậc Nhất Ở Cố Đô Huế
 
Trong công cuộc bảo tồn, Nhà Hát Truyền Thống Cung Đình Huế đã được thành lập (trực thuộc Trung tâm BTDTCĐ Huế) bước đầu đã bảo tồn được một số bản nhạc như: 10 bản Ngự (Phẩm tuyết, Nguyên tiêu, Hồ quảng, Liên hoàn, Bình bán, Tây mai, Kim tiền, Xung phong, Long hổ, Tẩu mã), Long đăng, Long ngâm, Tiểu khúc...; các bản nhạc trong dàn Đại nhạc (Tam luân Cửu chuyển, Thái bình Cổ nhạc, Đăng đàn cung, Phú lục, Tẩu mã, Bông, Mã vũ, Mang, Đăng đàn đơn, Đăng đàn kép)… cùng sự góp sức của đoàn Nghệ thuật Truyền thống Huế thuộc Sở Văn hóa Thông tin và Câu lạc bộ Phú Xuân cũng góp phần tích cực vào việc bảo tồn di sản Nhã nhạc.

Song song với việc bảo tồn phục hồi các tác phẩm kể trên, Nhà Hát Nghệ Thuật Cung Đình Huế đã tiến hành biểu diễn phục vụ khách đến Huế tham quan, nghiên cứu, tuyên truyền sang các nước như: Hàn Quốc, Lào, Pháp, Bỉ, Áo,... dàn dựng các chương trình nghệ thuật Festival Huế 2000, 2002….

 

Song song với việc bảo tồn phục hồi các tác phẩm kể trên, Nhà Hát Nghệ Thuật Cung Đình Huế đã tiến hành biểu diễn phục vụ khách đến Huế tham quan

Bảo tồn, kế thừa và phát huy, không phải chỉ là dàn Nhã Nhạc theo hệ thống mà bảo tồn di sản văn hóa âm nhạc cung đình luôn gắn với việc phát huy giá trị di tích cố đô, bởi lẽ hai hoạt động này luôn đan xen, hòa quyện để làm nên vẻ đẹp viên mãn của di sản Nhã Nhạc Cung Đình Huế - âm nhạc cung đình Việt Nam.

Xem thêm: 

Đại Nội KInh Thành Huế

Nam Phương Hoàng Hậu - "Hương Thơm Miền Nam" Khiến Vua Bảo Đại Say Mê Một Thời

Chợ Đông Ba - Thiên Đường Ẩm Thực Chốn Cố Đô

Gia Long Và Thừa Thiên Cao Hoàng Hậu - Câu Chuyện Đằng Sau Mộ Song Táng Trong Thiên Thọ Lăng

Hoàng Hôn Trên Phá Tam Giang



Bài viết này có hữu ích với bạn hay không?
Rất hữu ích Rất hữu íchRất hữu ích
Hữu ích Hữu íchHữu ích
Không hữu ích Không hữu íchKhông hữu ích
Tên Tour Ngày khởi hành Giá Tour
ĐÀ NẴNG – SƠN TRÀ - HỘI AN – BÀ NÀ – HUẾ - ĐỘNG THIÊN ĐƯỜNG

27/12/2024

4.050.000

Xem thêm

Xem thêm

Ý kiến khách hàng

Thông tin du Lịch

Kinh Nghiệm du Lịch

Banner VYC
Facebook messenger