VYC logo VYC TRAVEL
Banner Default

NGÔI CHÙA HOA ĐÌNH LINH THIÊNG Ở VÂN NAM

Với một vị trí ở giữa cảnh quan núi non tuyệt đẹp, kiến trúc quy mô tráng lệ và có nhiều cổ vật có giá trị văn hóa nghệ thuật, chùa Hoa Đình (còn gọi là Hoa Đình Thiền Tự hay Hoa Đình Tự) được xem là một địa danh không thể bỏ lỡ trong hành trình du lịch Côn Minh, Trung Quốc.
 

Chùa cổ Hoa Đình - Vân Nam - Trung Quốc


>>> Đọc thêm: 
Những Điểm Tham Quan Không Thể Bỏ Qua Ở Côn Minh

Lạc Bước Lệ Giang - Lang Thang Miền Kí Ức

Chùa Hoa Đình tọa lạc trên ngọn núi Hoa Đình của Bích Kê Sơn, bên bờ hồ Điền Trì ở ngoại ô phía Tây của thành phố Côn Minh, tỉnh Vân Nam, Trung Quốc. Chùa Hoa Đình có cảnh quan đẹp như tranh vẽ, là một danh lam cổ tự nổi tiếng bậc nhất ở Côn Minh và là một trong những ngôi chùa cổ lớn nhất Vân Nam.

 


Một góc thanh tịnh của chùa cổ Hoa Đình


Năm Diên Hựu thứ 7 đời Nguyên, ngài Huyền Phong (1266-1349), vị Pháp sư được tôn xưng là Vân Nam Thiền tôn đệ nhất Tổ, xây dựng chùa Hoa Đình, lúc đầu đặt tên là chùa Đại Viên Giác. Pháp sư Huyền Phong là vị Tổ khai sơn của chùa này. Năm Thiên Thuận thứ 6 (1462), vua Anh Tông nhà Minh ban cho tên chùa là Hoa Đình Sơn Đại Viên Giác tự.



Trước đây cũng là nơi nghỉ mát và là Dinh thự của Lương Vương (con cháu của Hốt Tất Liệt). Hốt Tất Liệt đã thống trị Vân Nam sớm hơn Trung Nguyên 18 năm, sau khi thống trị xong Vân Nam thì con cháu Hốt Tất Liệt đến cai trị tỉnh Vân Nam.

Tương truyền, trước khi xây biệt thự để làm khu nghỉ mát thì Lương Vương có lần đi săn trên núi đã nhìn thấy phong cảnh khu vực này, hoa đang nở rộ, nắng ấm chiếu ôn hòa, mây khói bốc nhè nhẹ, tất cả đẹp như cảnh tiên giới, gợi lên một cuộc sống bình an hòa nhã, lại là điểm lưng chừng giữa núi Tây Sơn đối mặt với hồ Điền Trì, nên cuối cùng ông mới quyết định xây biệt thự và đặt tên là Hoa Đình. Sau đó đến cuối đời Nguyễn đầu đời Minh dòng họ Lương Vương đã thất thế, thì có một Hòa Thượng từ Tứ Xuyên đến Côn Minh dừng chân ở khu nhà cũ Hoa Đình và hàng ngày truyền bá Phật giáo, nhiều người dân hay đến nghe, sau quyên góp tiền để xây chùa, đến khi chùa xây xong vẫn lấy tên là Hoa Đình.

 



>>> Đọc thêm: Côn Minh - Thành Phố Mùa Xuân

Chùa Hoa Đình Côn Minh có quy mô rộng lớn, nguy nga tráng lệ. Cổng chùa có bậc cấp cao, tất cả các loại xe đều đậu ở bên ngoài, không cho phép các loại phương tiện vào trong chùa để giữ cho chùa sự yên tĩnh tôn nghiêm của nơi thờ phượng. Theo tục lệ lễ bái của người Trung Quốc, khi bước vào cổng chùa hoặc điện thờ Phật, phải bước chân trái qua ngưỡng cửa trước, khi bước ra thì bước chân phải trước.





Trong khuôn viên chùa Hoa Đình và ngay cả trước cổng chùa, không có người ăn xin, cũng vắng bóng những kẻ bán hàng rong. Bước qua cổng chùa, du khách được bước vào khuôn viên chùa khá rộng lớn với việc tổ chức và sắp xếp rất ngăn nắp của các gian hàng bán đồ nhang đèn, các tràng hạt đồ lưu niệm, đồ ăn chay, ... hoặc phát hành kinh sách cho khách du lịch đến tham quan, lễ bái. Người Trung Quốc dùng hai loại nhang có màu khác nhau: nhang màu đỏ để cầu xin được sống lâu và nhang màu vàng để cầu xin phát tài.



Bước vào Thiên Vương điện, du khách được chiêm bái bức tượng của bốn vị: Hai vị mặt trắng trông rất hiền từ và hai vị mặt đen trông rất hung dữ, đây chính là Tứ Đại Thiên Vương, tay cầm gươn, đàn tỳ bà, dù, rắn giúp hộ trì Phật pháp và bảo vệ chúng sinh trước những sự xâm hại của lũ quỷ thần hung ác. Bốn vị này từng giao đấu với Tôn Ngộ Không trong Tây Du Ký.

>>> Đọc thêm: Kim Điện - Ngôi Chùa Đồng Lớn Nhất Côn Minh







Tiếp tục đến với điện Đại Hùng, du khách sẽ phải chú ý ngay đến ba tượng Phật lớn và rất oai nghiêm, đó là Phật là đức Phật Thích Ca Mâu Ni , đức Phật A Di Đà và đức Phật Dược Sư đều rất lớn và oai nghiêm. 
 


Tiếp tục di chuyển về phía sau của 3 bức tượng Phật, du khách sẽ được tham quan tượng 500 vị La Hán được đắp trên các bức tường. Mỗi bức tượng của các vị La Hán đều mang một thần thái và nét mặt khác nhau tượng trưng cho cảm xúc và vận mệnh của hàng trăm con người.

Chẳng hạn trong số 500 tượng La hán có đến 3 tượng (1 ở vách bên phải, 1 ở vách trái và 1 ở vách sau) đều có một cánh tay thật dài, dài gấp ba, bốn lần cánh tay kia, nhưng với ba thần thái biểu hiện ba ý nghĩa khác nhau: một vị vươn cánh tay dài này lên không trung như nắm bắt hư không, một vị khác giơ tay lên trời nắm lấy vầng trăng, còn vị thứ ba thì giơ tay bắt con chim.

Người Trung Quốc đến lễ bái ở đây thường đếm tượng La hán để bói thời vận tốt xấu. Người ta đếm tượng La hán, bắt đầu với bất kỳ tượng nào cũng được, đếm nhẩm 1, 2, 3… cho đến đúng số tuổi của mình thì thôi, và xem thần thái vui, buồn của vị La hán cuối cùng mà suy đoán thời vận của mình.



>>> Đọc thêmĐại Lý Tam Tháp - 3 Thanh Kiếm Vút Thẳng Lên Trời Xanh

Ngoài những tượng Phật trên, du khách có thể được chiêm bái hai tượng Phật bằng ngọc do Phật giáo Myanmar hiến cúng, một tượng Phật mạ vàng do Phật giáo Thái Lan hiến cúng. Hiện còn một tượng Bồ tát Chuẩn Đề 3 mắt nhìn về quá khứ - hiện tại – tương lai, 18 tay bằng đồng. Đặt biệt là ngôi Bảo tháp thờ Xá lợi của Đại lão Thiền sư Hư Vân, bia khắc thơ của anh hùng Lâm Tắc Từ và nhà nghiên cứu Quách Mạc Nhược.

Phía sau Đại Hùng Bảo điện là Tàng Kinh các hai tầng, kiến trúc mỹ thuật tuyệt xảo. 

Trong sân chùa Hoa Đình Côn Minh có nhiều cây cổ thụ, bạch mai, hai cây tử vi. Cây tử vi cao hơn 3m, vỏ cây trơn láng, hoa màu đỏ tím. Có một điều kỳ thú về cây tử vi là nếu ta vuốt thân cây thì dường như sự tiếp xúc này truyền lên cành lá làm cho cành lá khẽ rung động.

 


Năm 1983, chùa được Quốc vụ viện công nhận là một tự viện trọng điểm của Phật giáo Trung Quốc.



Nếu bạn có cơ hội du lịch Côn Minh thì hãy nhớ đến ghé thăm chùa Hoa Đình nhé.

Xem thêm:
Cổ Trấn Lệ Giang - Chốn Bồng Lai Tiên Cảnh Nơi Hạ Giới
Núi Tuyết Ngọc Long
Tây Sơn Long Môn Hút Khách Du Lịch Với Vẻ Đẹp Huyền Bí
Kinh Nghiệm Chuẩn Bị Trước Khi Đi Du Lịch Côn Minh
Những Món Ăn Hấp Dẫn Không Thể Bỏ Qua Khi Đến Côn Minh


 

Bài viết này có hữu ích với bạn hay không?
Rất hữu ích Rất hữu íchRất hữu ích
Hữu ích Hữu íchHữu ích
Không hữu ích Không hữu íchKhông hữu ích

Xem thêm

Ý kiến khách hàng

Thông tin du Lịch

Kinh Nghiệm du Lịch

Banner VYC
Facebook messenger