01/10/2018 | Views: 5202
Campuchia là quốc gia nằm trên bán đảo Đông Dương, giáp Thái Lan, Lào, Việt Nam.
Campuchia không phải là đất nước gây chú ý nhiều về cảnh đẹp du lịch như các nước láng giềng Thái lan và Việt Nam, nhưng lại khiến du khách thương nhớ vì sự bí ẩn, trầm mặc của những di tích hàng thế kỷ, cuộc sống bình lặng của những người dân đôn hậu. Giống như mọi quốc gia khác, người dân Campuchia cũng có những nguyên tắc văn hóa của riêng mình. Nắm rõ được những điều nên và không nên làm sẽ giúp chuyến đi của bạn đến vùng đất của những chùa tháp trở nên thuận lợi hơn.
Nên làm gì ở Campuchia?
1. Xin phép trước khi chụp ảnh
Điều này nên áp dụng ở bất cứ nơi nào trên thế giới, không chỉ riêng Campuchia.
Riêng đối với người Campuchia, nụ cười đôi khi cũng có thể là dấu hiệu của sự e ngại, giống như "cười trừ" ở Việt Nam. Vì thế tốt nhất nếu họ đồng ý bằng cách gật đầu hoặc thể hiện bằng hành động và lời nói thì bạn chắc rằng họ rất vui lòng nhé.
Ở mỗi đất nước đều có những phép tắc và luật lệ, tuân thủ những điều đấy sẽ giúp bạn có trải nghiệm du lịch tốt hơn.
2. Ăn mặc lịch sự
Trang phục truyền thống và được cho là lịch sự ở Campuchia là Sampot.
Đó là một mảnh vải dài hình chữ nhật được quấn quanh cơ thể, che kín eo, bụng, chân và buộc gọn trước bụng. Phần thân trên dùng Chang vắt chéo một bên vai và che đi phần ngực.
Du khách đến Campuchia khi đi vào các ngồi đền chùa thì cần ăn mặc kín đáo để thể hiện sự tôn trọng họ.
Ngoài ra, khi đến chùa bạn cũng nên bỏ giày dép của mình bên ngoài.
Phong tục tập quán là cái nôi văn hoá của mỗi đất nước, chúng ta nên tôn trọng và nghe theo
3. Chào hỏi lịch sự
Người Campuchia chào nhau bằng việc chắp hai lòng bàn tay hướng vào nhau giống như khi cầu nguyện và hơi cúi đầu về phía trước.
Điều này đặc biệt quan trọng khi bạn gặp các nhà sư và người cao tuổi, lãnh đạo.
Không riêng gì ở Campuchia, chào hỏi tử tế là điều nên làm khi đi du lịch
Không nên làm gì ở Campuchia?
1. Không chạm vào đầu
Người Campuchia coi trọng phần đầu và rất khó chịu nếu ai đó chạm vào đầu mình. Cho dù trước mặt bạn là một em nhỏ thì cũng nên tránh hành động xoa hay vỗ vào đầu.
Là phần linh thiêng theo suy nghĩ của người Campuchia, khách du lịch nên chú ý để không xảy ra mâu thuẫn
2. Không ăn trước chủ nhà
Nếu được mời đến một bữa ăn của gia đình người Campuchia, đặc biệt là bữa tối, bạn không nên ăn trước người chủ gia đình vì như vậy bị coi là thiếu lịch sự. Khi được mời, bạn nên mang theo một giỏ hoa quả để thể hiện lịch sự.
Ở Việt Nam chúng ta có câu "Ăn coi nồi, ngồi coi hướng" nhưng khi di du lịch ở Campuchia chúng ta phải tuân thêm là "Không ăn trước chủ nhà"
3. Giữ khoảng cách với các nhà sư
Nếu bạn là một phụ nữ thì không nên đứng quá gần hoặc chạm vào cơ thể một nhà sư nam giới. Đây là điều tối kỵ, kể cả đó là mẹ hay em gái của nhà sư.
Bạn nên đứng ở khoảng cách vừa phải, nói chuyện lịch sự đàng hoàng không quá thân mật, chò dù đó là ở trong chùa hay trên đường phố.
Những luật lệ, quy tắc ở đây đã ăn sâu vào người dân và giới đạo phật, chúng ta nên tôn trọng và nghe theo
4. Không thể hiện tình cảm nơi công cộng
Giống như nhiều nước châu Á khác, tuy không quá khắt khe nhưng việc thể hiện tình cảm quá mức nơi công cộng cũng không phải là việc nên làm ở Campuchia.
Không thoáng như các nước láng giềng hay phương Tây, việc thể hiện tình cảm cần phải hạn chế và lưu ý
5. Không ăn hay bắt tay bằng tay trái
Khi bạn ở Campuchia nên lấy thức ăn và nhiều việc khác bằng tay phải, không nên dùng tay trái, đặc biệt khi bắt tay người khác. Nguyên nhân vì người Campuchia cho rằng tay trái chỉ để làm những việc khi ở trong nhà vệ sinh.
Ngoài ra, khi muốn chỉ một món đồ hay một ai đó nên dùng cả bàn tay phải, tránh dùng một ngón tay trỏ để chỉ.
6. Tránh nhắc đến chủ đề nhạy cảm
Đó là các vấn đề liên quan đến tình dục, chiến tranh, chính trị, nạn diệt chủng, Khmer Đỏ hay Pol Pot.
Để có trải nghiệm du lịch tốt nhất ở Campuchia, khách du lịch cần lưu ý về vấn đề tôn giáo và chính trị để tránh gặp phiền phức không đáng có
7. Chú ý đôi chân
Người Campuchia coi trọng đầu bao nhiêu thì coi nhẹ phần chân bấy nhiêu. Do đó, khi ngồi nên chú ý đừng để bàn chân chỉ thẳng về người khác.
Phong thái tác phong khi đi đứng cũng rất được chú ý và xem trọng ở Campuchia
TÔN GIÁO THUẦN KHIẾT CỦA NGƯỜI KHMER
APSARA SHOW: ĐIỆU MÚA KHMER CUNG ĐÌNH
KOH RONG - MỘT THIÊN ĐƯỜNG BỊ BỎ QUÊN
CÁCH THỨC CHÀO HỎI CỦA NGƯỜI CAMPUCHIA
BOKOR “NÀNG THƠ’ VỪA TỈNH GIẤC
LỄ HỘI CHOL CHNAM THMAY CỦA NGƯỜI CAMPUCHIA
ĂN GÌ KHI DU LỊCH CAMPUCHIA - ẨM THỰC ĐẶC SẮC KHMER
Người Campuchia luôn sống lành mạnh và gửi gắm niềm tin vào nhân quả cũng như quy luật luân hồi của Phật giáo. Họ luôn cảm thấy đủ ở cuộc sống hiện tại không coi trọng vật chất. Chính sự mộ đạo chính là một trong những biểu hiện cho sự thành kính đức Phật và mong ước được cứu rỗi và được giải thoát tuyệt đối đạt đến sự nết bàn.
Apsara là tên một điệu múa cổ điển được lấy cảm hứng từ những hình khắc Apsara và các tác phẩm điêu khắc của Angkor. Thông thường một buổi biểu diễn apsara thường có 4 đến 6 vũ công ăn mặc xinh đẹp và đậm chất truyền thống,
Bạn đã bao giờ đặt chân lên một hòn đảo diện tích chưa đến 80 km vuông mà tại bốn hướng Đông – Tây – Nam - Bắc cùng tồn tại bốn cảnh quan địa lí khác nhau. Kohrong nơi được mênh danh như một hòn đảo Hawaii ở châu Á...
Bất kì một quốc gia nào trên thế giới đều có những nghi thức chào hỏi để thể hiện thái độ lịch sự trong văn hóa giao tiếp. Nếu người phương Tây chọn cách bắt tay và trao cho nhau nụ cười để thể hiện sự chào hỏi, thì với người Campuchia họ lại chọn hình thức chắp tay “sampeah”
Campuchia không phải là đất nước gây chú ý nhiều về cảnh đẹp du lịch như các nước láng giềng Thái lan và Việt Nam, nhưng lại khiến du khách thương nhớ vì sự bí ẩn, trầm mặc của những di tích hàng thế kỷ, cuộc sống bình lặng của những người dân đôn hậu. Giống như mọi quốc gia khác, người dân Campuchia cũng có những nguyên tắc văn hóa của riêng mình. Nắm rõ được những điều nên và không nên làm sẽ giúp chuyến đi của bạn đến vùng đất của những chùa tháp trở nên thuận lợi hơn.
Rồng là một biểu tượng văn hóa xuất hiện ở rất nhiều nước châu Á, tuy nhiên về hình dáng vào ý nghĩa có những biến đổi khác nhau. Rồng trong văn hóa người Campuchia chính là sự tiến hóa của loài rắn khổng lồ.
Đến đây bạn có thể trải nghiệm cảm giác ngồi trên những chiếc trực thăng ngắm toàn cảnh cao nguyên. Từ những cánh rừng bạt ngàn đến những ruộng lúa, rẫy hoa màu, những đập nước và hơn hết chính là dãy lụa huyền thoại đó chính là con đường khúc khủy uốn lượn từ chân núi lên đến đỉnh Bokor.
Ok Om Bok là 1 trong 3 lễ hội lớn của người Campuchia. Lễ hội này được tổ chức vào tháng Cớt-đất (tháng 11) Âm lịch Campuchia hằng năm. Không chỉ bao gồm phần lễ mà còn có cả phần hội diễn ra trong dịp Ok Om Bok.
Mỗi một đất nước trên thế giới đều có ngày tết của truyền của mình, nếu ở phương Tây có ngày tết dương lịch, ở Việt Nam có ngày tết nguyên đán thì với Campuchia có ngày Chol Chnam Thmay.
Từ trước đến nay chúng ta vẫn cứ sử dụng tên gọi các ngày trong tuần một cách rất tự nhiên. Nhưng chắc hẳn có 1 ai trong chúng ta đã từng thắc mắc tại sao lại có tên gọi như vậy cho các ngày trong 1 tuần. Và các tên gọi ấy liệu có ý nghĩa hay có nguồn gốc từ đâu không.
Một chiếc khăn rằn mua ở Campuchia nay có thể biến tấu trở thành món đồ thời trang thời thượng, Krama không chỉ là quà mà còn là một tạo phẩm của sự sáng tạo
Ẩm thực Campuchia nổi tiếng từ lâu với đa dạng các loại món ăn. Hương vị khá kén khách nhưng nếu thưởng thức được các đặc sản bản xứ thì lại thấy rất ngon và đặc sắc. Các món ăn tuy không hào nhoáng nhưng giản dị, chân chất, đơn giản như chính con người nơi đây. Nếu đã có cơ hội đến với đất nước Campuchia, bạn đừng bỏ qa cơ hội nếm thử các món ăn độc đáo nơi đây. Các món ăn dưới đây có mặt ở tất cả các vùng miền ở Campuchia, mỗi nơi sẽ biến tấu hương vị lại một chút.