VYC logo VYC TRAVEL
Banner Default

LƯỢNG BĂNG Ở NAM CỰC KHỔNG LỒ ĐẾN MỨC NÀO?

Nhắc đến Nam Cực điều đầu tiên bạn nghĩ đến là gì? Chắc chắn sẽ là những lớp tuyết trắng phủ dày mang cái lạnh lẽo, buốt giá quanh năm và hình ảnh những tảng băng trôi lênh đênh trên biển nước mênh mông. Nam Cực là lục địa sở hữu diện tích băng lớn bậc nhất thế giới, thậm chí còn nhiều hơn so với Bắc Cực. Vậy lượng băng ở Nam Cực khổng lồ đến mức nào? Hãy cùng tìm hiểu thông tin qua bài viết sau đây.

Châu Nam Cực là vùng đất như thế nào?
Châu Nam Cực là lục địa xa nhất nằm ở phía Nam của trái đất, được mệnh danh là lục địa với nhiều cái “nhất”: lạnh nhất, khô nhất, nhiều gió nhất trên thế giới. 
Theo Brighside, nhiệt độ ngoài trời ở nơi thuộc top lạnh nhất thế giới này có thể xuống đến -79 độ C. Nhiệt độ không bao giờ cao hơn -29 độ, kể cả vào mùa hè. Đây là lục địa có độ cao trung bình cao nhất, độ cao trung bình so với mực nước biển là 2350m. Bên cạnh đó Nam Cực cũng là lục địa khô hạn nhất trên trái đất với lượng mưa trung bình hàng năm chỉ ở mức 55mm và tốc độ gió tối đa nơi đây là 100m/s.



Nam Cực được khám phá lần đầu vào năm 1820 do bộ ba thuyền trưởng của hải quân hoàng gia Nga, Anh, Mỹ. Sau đó, Roald Amundsen - một nhà thám hiểm người Na Uy, là người lãnh đạo cuộc thám hiểm vào năm 1911 đến Nam Cực.
 Trong thế kỷ 19, nhiều cuộc thám hiểm nơi đây cũng được tổ chức. Trong hai thế kỷ 19 và 20, phần lớn tàu bè phiêu lưu đến Nam Cực là các đoàn của những tay săn cá voi và hải cẩu.
Mãi đến gần cuối thế kỷ 20, các nhà khoa học mới tiến hành lập căn cứ ở đây để khảo sát về sinh học, địa lý, đại dương học, vật lý, thiên văn và khí tượng vì ở đây không bị ô nhiễm, không khí sạch sẽ đến nỗi con người hầu như không cảm nhận được bất kỳ mùi nào. 
Chính vì thời tiết vô cùng khắc nghiệt nên Nam Cực không có dấu vết sinh sống của con người, cư dân nơi đây là các loài động vật như chim cánh cụt, hải cẩu, sư tử biển, cá voi,... và các sinh vật ưa lạnh có thể sống sót như các loại tảo, vi khuẩn, nấm, kí sinh trùng ngự trị giữa “vương quốc” băng giá này.

>>Đọc thêm: 11 Sự Thật Thú Vị Về Nam Cực


Quá trình hình thành khối băng ở Nam Cực
Theo một cuộc khảo cứu của các chuyên gia người Đức thì sự hình thành và tăng trưởng của khối băng ở Nam Cực, cách đây hơn 14 triệu năm, là do có ít thán khí trong không gian và trục của quả địa cầu nghiêng 23 độ so với mặt phẳng hoàng đạo.
Cụ thể, Giáo sư địa chất Wolfgang Kunht cùng các đồng sự viên thuộc đại học Kiel đã phổ biến công trình nghiên cứu của họ, trong tạp chí Thiên Nhiên (Nature) rằng: "Quỹ đạo của trái đất xoay quanh Mặt trời thay đổi liên tục và định kỳ. Trong thời kỳ nhiệt độ xuống thấp thì mùa Hè tại Bắc Cực cũng lạnh hơn, khiến khối băng tại Nam Cực bắt đầu từ thời điểm đó của mùa Hè cũng không tan ra được, thậm chí còn tăng trưởng thêm. Cùng lúc đó, khối lượng thán khí trong không trung giảm đi..." 



Lượng băng ở Nam Cực khổng lồ đến mức nào?
Với diện tích 14 triệu km2, Châu Nam Cực là lục địa có diện tích lớn thứ năm trên thế giới. Nhưng đến 98% Châu Nam Cực bị bao phủ bởi một lớp băng có bề dày trung bình gần 2 km. Chỉ khoảng 1% mặt lục địa không có băng phủ, hình thành những ốc đảo. 
Băng trải rộng ra khắp mọi phía, xa nhất lên phía bắc tới điểm cực Bắc của bán đảo Nam Cực. Độ dày của băng sẽ giúp kiểm soát lượng nhiệt độ phía bên dưới và không khí phía trên. Nếu băng không bao phủ sẽ ảnh hưởng nhiều đến nền nhiệt độ trên Trái đất.

98% Châu Nam Cực bị bao phủ bởi lớp băng dày

Ước tính, nếu toàn bộ băng ở Châu Nam cực tan hết thì mực nước biển trên thế giới sẽ dâng cao khoảng 70 m, nhấn chìm khoảng 2,2 triệu km2 diện tích đất liền. 
Việc băng tan ở Châu Nam Cực đã gây ra sự thay đổi lực hấp dẫn nhỏ tại đây. Theo các nhà khoa học tại Cơ quan Vũ trụ Châu Âu (ESA): Băng ở châu Nam Cực đang tan nhanh hơn dự kiến. Điều này đang đe dọa tới sự thay đổi trọng lực trên toàn Trái Đất.

 
Băng ở Nam Cực đang tan nhanh hơn dự kiến

Vì sao băng ở Nam Cực nhiều hơn ở Bắc Cực?
Do Châu Nam Cực có diện tích khoảng 14 triệu km2, năng lực giữ nhiệt của lục địa rất kém. Vì thế, nhiệt lượng thu được trong mùa hè bức xạ hết rất nhanh khiến băng tích lại nhiều. Sông băng trên lục địa từ trên cao di động xuống bốn phía bị vỡ thành nhiều tảng băng rất lớn ở bên bờ biển, trôi nổi trên đại dương bao quanh lục địa, tạo nên những vật cản là các núi băng cao lớn.
 
Băng ở Nam Cực nhiều hơn ở Bắc Cực

Ngược lại, Bắc Băng Dương ở vùng Bắc Cực có diện tích khoảng 13,1 triệu km2, nhưng chỉ toàn là nước. Nhiệt dung của nước lớn, có thể hấp thụ tương đối nhiều nhiệt lượng rồi từ từ toả ra, nên băng ở đây ít hơn ở Nam cực. Hơn nữa, đại bộ phận băng lại tích tụ ở trên đảo Greenland.
Người ta đã tính được rằng diện tích băng che phủ trên toàn trái đất là khoảng gần 16 triệu km2, mà Nam cực chiếm tới 4/5. Tổng thể tích băng ở Nam cực ước khoảng 28 triệu km3, còn ở Bắc cực chỉ bằng gần 1/10 mà thôi.
Bài viết này có hữu ích với bạn hay không?
Rất hữu ích Rất hữu íchRất hữu ích
Hữu ích Hữu íchHữu ích
Không hữu ích Không hữu íchKhông hữu ích
Tên Tour Ngày khởi hành Giá Tour
HÀNH HƯƠNG VỀ MIỀN ĐẤT PHẬT ẤN ĐỘ - NEPAL - THÁI LAN

01/10/2025

58.900.000

Xem thêm

Xem thêm

Ý kiến khách hàng

Thông tin du Lịch

Kinh Nghiệm du Lịch

Visa du Lịch

Banner VYC
Facebook messenger