13/10/2019 | Views: 4301
Đã từ lâu, xứ Huế nổi tiếng với những cảnh đẹp nên thơ, những giá trị văn hoá mang màu sắc cung đình, nền ẩm thực thấm đượm vị quê hương, và cả những công trình lâu đời là chứng nhân cho lịch sử. Trong đó, không thể không nhắc đến cầu ngói Thanh Toàn - chiếc cầu đã đi qua bao mưa nắng thăng trầm, ngót nghét cũng gần 250 tuổi.
>>> Đọc thêm: Đại Nội Kinh Thành Cố Đô - Huế
Cầu ngói Thanh Toàn hiện lên như một bức tranh rất thơ
Cầu ngói Thanh Toàn là chiếc cầu vòm bằng gỗ với mái ngói bắc qua một con mương ở làng Thanh Thủy, cách thành phố Huế khoảng 8km về phía Đông Nam. Đây là chiếc cầu gỗ được xếp vào loại hiếm và có giá trị nghệ thuật cao nhất trong các loại cầu cổ ở Việt Nam. Cầu được Bộ Văn hoá cấp bằng công nhận là Di tích văn hóa cấp quốc gia theo Quyết định số 575QÐ/VH ngày 14 tháng 7 năm 1990. Cầu ngói Thanh Toàn được xây dựng vào năm 1776, do một người cháu gái thuộc thế hệ thứ sáu của họ Trần là bà Trần Thị Ðạo đã cúng tiền cho làng xây dựng, để dân làng qua lại được thuận tiện và là nơi dừng chân cho lữ khách cùng người tha hương.
Bà Trần Thị Ðạo là vợ một vị quan lớn dưới triều vua Lê Hiển Tông, nhưng bà không có con. Để cầu tự, bà dùng tiền của mình để làm phúc cho dân làng. Bà được dân làng tôn sùng, thờ phụng. Năm 1776, vua Lê Hiển Tông đã ban sắc khen ngợi bà Trần Thị Ðạo và miễn cho làng nhiều loại sưu dịch để họ nhớ đến công ơn và noi theo tấm gương tốt của bà. Năm 1925, vua Khải Ðịnh cũng ban sắc phong cho bà là Dực Bảo Trung Hưng Linh phò và lệnh cho dân lập bàn thờ ngay trên cầu để thờ cúng.
>>> Đọc thêm: 4 Lăng Tẩm Thu Hút Nhất Tại Cố Đô Huế
Cầu ngói Thanh Toàn được xây dựng theo lối "thượng gia hạ kiều" (trên nhà, dưới cầu). Cầu dài 43 thước mộc (18,75m), rộng 14 thước mộc (5,82m), chia làm 7 gian, hai bên thân cầu có hai dãy bục gỗ và lan can để ngồi tựa lưng. Trên cầu có mái che, lợp ngói lưu ly. Cầu đầu tiên được xây dựng cách đây hơn hai thế kỷ đã bao lần bị gió bão, lũ lụt và chiến tranh tàn phá. Tuy nhiên, sau những lần hư hỏng, nhân dân xã đều chung tay tu sửa, tôn tạo và giữ gìn. Qua các lần tu sửa, kích thước cầu đã thu hẹp, chiều dài còn 16,85m và rộng là 4,63m.
Ngày nay, tại mỗi kỳ Festival Huế, xã Thủy Thanh đều làm lễ rước linh vị bà Trần Thị Đạo, lễ rước này là nghi thức mở đầu cho ngày khai mạc "Chợ quê ngày hội", một trong những chương trình văn hóa - du lịch trong khuôn khổ Festival Huế.
>>> Đọc thêm: Hoàng Hôn Trên Phá Tam Giang
Ngoài ra, khi nhắc đến cầu ngói Thanh Toàn, người ta cũng hay kể về hình ảnh O Kình - một người phụ nữ mưu sinh bằng nghề bán nước dừa cạnh cầu ngói Thanh Toàn nhưng lại được gọi là “thi sĩ” bởi tâm hồn lúc nào cũng ngập tràn thơ ca. Bất cứ du khách nào tham quan cầu ngói, dừng chân ở hàng nước dừa của O Kình, đều có dịp nghe O Kình “xuất khẩu thành thơ”, O đọc những bài thơ do mình tự sáng tác, về cầu ngói Thanh Toàn, về xứ Huế mộng mơ, đôi khi, O còn dạy đám trai trẻ chưa vợ tán gái bằng... thơ.
Trải qua bao năm tháng, Cầu ngói Thanh Toàn vẫn giữ được vẻ đẹp hiếm có, độc đáo và cổ kính, một lần ghé chiếc cầu cổ ngắm cảnh, hẳn sẽ để lại nhiều ấn tượng khó quên trong lòng du khách. Huế ơi! Sao lại đẹp, lại thơ, lại dịu dàng, đáng yêu thế này!
Xem thêm:
Gia Long Và Thừa Thiên Cao Hoàng Hậu - Câu Chuyện Đằng Sau Mộ Song Táng Trong Thiên Thọ Lăng
Ngôi Đền Có Cá Khổng Lồ Canh Giữ Ở Thái Lan Và Tượng Rồng Khổng Lồ Quấn Quanh Tòa Nhà Ở Công Viên Hồ Thủy Tiên - "Mỗi Bên Một Vẻ Mười Phân Vẹn Mười"
Ghé Thăm Cố Đô Nên Mua Gì Làm Quà
Đến Huế Thưởng Thức Ẩm Thực Cung Đình
Bảo Đại - Vị Vua Cuối Cùng Cùa Triều Nguyễn
Từng Có Một Chàng Bảo Đại Nguyện Vì Nàng Nam Phương Mà Xóa Bỏ Hậu Cung
Tên Tour | Số ngày | Ngày khởi hành | Ngày về | Giá Tour | |
---|---|---|---|---|---|
ĐÀ NẴNG – SƠN TRÀ - HỘI AN – BÀ NÀ – HUẾ - ĐỘNG THIÊN ĐƯỜNG | 5N4Đ |
27/12/2024 |
4.050.000 |
Liên Hệ |
Liên Hệ
3.050.000
Liên Hệ
3.650.000
Liên Hệ
3.150.000
Liên Hệ
4.050.000
Ngoài kinh thành Phú Xuân, cố đô Huế còn thu hút các du khách bởi hệ thống lăng tẩm đa dạng. Hệ thống này gắn liền với sự thăng trầm của từng chiếc ngai vàng triều Nguyễn trải dài 143 năm qua 13 đời vua với 7 khu lăng tẩm.
Thang “Nhất dạ lục giao sinh ngũ tử” bao gồm: thục địa, đào nhân, sa sâm, bạch truật, vân quy, phòng phong, bạch thược, trần bì, xuyên khung, cam thảo, thục linh, nhục thung dung, tần giao, tục đoạn, mộc qua, kỷ tử, thương truật, độc hoạt, đỗ trọng, đại hồi, nhục quế, cát tâm sâm, cúc hoa, đại táo. Tuy nhiên, đây cũng chỉ là những phỏng đoán dựa trên ghi chép ít ỏi còn sót lại, những vị thuốc quý để tạo nên một “Minh Mạng thang” cho bậc đế vương thật sự vẫn còn là một bí ẩn.
Từ Dụ Hoàng thái hậu không chỉ là một bậc mẫu nghi thiên hạ đoan chính đức độ, nuôi dạy con tốt, mà tự mình còn làm gương cho con dân. Từ Dụ Hoàng thái hậu mất năm 1902 thọ 92 tuổi, được dâng tên thụy là Nghi Thiên Tán Thánh Từ Dụ Bác Huệ Trai Túc Tuệ Đạt Thọ Đức Nhân Công Chương hoàng hậu. Triều đình cử hành đại lễ an táng bà gần phía sau bên trái Xương Lăng, và có tên là Xương Thọ Lăng. Hiện toàn thể khu lăng này tọa lạc tại chân một dãy núi thấp (núi Thuận Đạo), thuộc làng Cư Chánh, xã Thủy Bằng, huyện Hương Thủy, tỉnh Thừa Thiên (nay thuộc tỉnh Thừa Thiên - Huế), cách Kinh thành Huế chừng 8km.
Nam Phương hoàng hậu là thứ nữ của ông Nguyễn Hữu Hào và bà Lê Thị Bình, cháu ngoại của đại phú hào Lê Phát Đạt, tục gọi là ông Huyện Sỹ - dòng tộc giàu có nhất Nam Bộ đầu thế kỷ 20. Theo tục lấy tên cha, bà có tên là Jeanne Mariette Nguyễn Hữu Hào, và tên thánh là Marie -Thérèse Nguyễn Hữu Thị Lan.
Trải qua bao năm tháng, cầu ngói Thanh Toàn vẫn giữ được vẻ đẹp hiếm có, độc đáo và cổ kính, một lần ghé chiếc cầu cổ ngắm cảnh, hẳn sẽ để lại nhiều ấn tượng khó quên trong lòng du khách. Huế ơi! Sao lại đẹp, lại thơ, lại dịu dàng, đáng yêu thế này!
Chợ Đông Ba còn nổi tiếng với các loại trái cây ngon ngọt như măng cụt Kim Long, thanh trà Lại Bằng, nhãn lồng Thủy Biều, quýt Hương Cần,…Do ở gần biển nên các loại thủy hải sản ở chợ cũng đặc biệt phong phú. Bạn có thể dễ dàng tìm mua tôm, cua, mực, sò huyết, cá hanh, cá dìa, cá kình,…. Các loại hải sản này được cung cấp bởi ngư dân ở những vùng biển lân cận như: An Truyền, Thuận An, Tân Mỹ, Lăng Cô,…
Nếu ai đã một lần đến cố đô Huế, miền đất mộng mơ với tà áo dài tím e ấp, với nhịp cầu Tràng Tiền cổ kính trầm mặc, với sông Hương Bến Ngự hiền hoà thơ mộng, thì không thể không ghé thăm vịnh biển Lăng Cô - nơi được mệnh danh là "người đẹp làng chài" của xứ Huế.
Đèo Hải Vân được biết đến như một “Thiên hạ đệ nhất hùng quan” bởi vẻ đẹp hùng vĩ nằm trên dãy núi Bạch Mã cao 500m. Trước đây, đèo Hải Vân là địa điểm lý tưởng cho những ai muốn chinh phục độ cao và thách thức để ngắm “sơn thủy hữu tình”, nhưng kể từ khi “cánh cổng thần kỳ” mang tên đường hầm Hải Vân xuất hiện, ngọn núi này trở nên đẹp hiền hòa và bình yên đến lạ.
Vua Khải Định tên khai sinh là Nguyễn Phúc Bửu Đảo, sinh ngày 8 tháng 10 năm 1885, là vị hoàng đế thứ 12 của triều Nguyễn. Ông là con trưởng của Vua Đồng Khánh và Hòa Tần Dương Thị Thục. Nhà vua lên ngôi vua năm 31 tuổi, trị vì từ năm 1916 đến năm 1925 trong giai đoạn Pháp thuộc, tại vị gần 10 năm và mất vào năm 40 tuổi.
Nhã Nhạc cung đình Huế - Di sản văn hoá phi vật thể là một loại hình âm nhạc mang tính bác học đã được UNESCO ghi tên vào Danh mục Kiệt tác phi vật thể và truyền khẩu của nhân loại ngày 7/11/2003. Nhã Nhạc Việt Nam có tiến trình hình thành, phát triển khá rõ ràng, được ghi lại qua các triều đại Lý - Trần và nhiều thế hệ truyền thừa giữ gìn, phát triển, bổ sung, sáng tạo, ngày càng phong phú, tinh tế, đạt đến đỉnh cao vào triều đại nhà Nguyễn.
Chùa Thiên Mụ ngoài được biết đến với bước chân mở cõi Đàng Trong của chú Nguyễn Hoàng thì địa điểm này còn gắn liền với “bí ẩn lời nguyền chia tay” đối với các cặp đôi khi đến đây thăm viếng. Chùa Thiên Mụ hay chùa Linh Mụ là ngôi chùa cổ nằm trên đồi Hà Khê, tả ngạn sông Hương, cách trung tâm thành phố Huế khoảng 5km về phía Tây. Chùa chính thức được khởi lập năm Tân Sửu (1601), sau khi Đoan Quận công Nguyễn Hoàng từ phía Bắc vào đây trấn thủ vài năm.
Xứ Huế mang trong mình khả năng gây thương nhớ vô hạn mà bất kỳ ai đặt chân đến nơi này rồi sẽ khó lòng quên được. Song hành với nét dịu dàng, nên thơ, đầy ngọt ngào cùng chiếc nón bài thơ, tà áo dài sắc tím thướt tha trong gió, sông Hương dịu dàng và hữu tình; Huế còn là nơi lưu giữ và lan truyền những “vẻ đẹp” mang tính thời gian. Là những trang sử hào hùng từ thuở ngàn năm trước nơi Cố đô, là những nét văn hoá mang tính dân tộc được thế giới công nhận như loại hình văn hoá phi vật thể Nhã nhạc cung đình Huế. Cùng với đó, sẽ là một sự thiếu sót nếu không nhắc đến các làng nghề truyền thống được các nghệ nhân lưu truyền và phát huy sự tài hoa đến từ bàn tay con người.
Cách Kinh thành Huế gần 20km về hướng Tây, ở làng Định Môn, huyện Hương Trà, tỉnh Thừa Thiên Huế là khu lăng tẩm của vua Gia Long - vị vua sáng lập triều Nguyễn. Lăng mang vẻ đẹp hoang sơ của thiên nhiên. Đặc biệt, hình ảnh đầy ý nghĩa của ngôi mộ song táng trong lăng như đang kể lại câu chuyện về tình yêu son sắt, thủy chung của vua Gia Long và Thừa Thiên Cao hoàng hậu. Tại sao vua Gia Long có hai hoàng hậu mà chỉ có một người được cùng ông "song táng"?
Yêu say đắm Nam Phương hoàng hậu, vua Bảo Đại đã vì nàng mà dẹp bỏ tam cung lục viện, không màng đến năm thê bảy thiếp, chấp nhận cuộc sống hôn nhân một vợ một chồng chung thuỷ. Họ đã có một đoạn đường bước chung đầy hạnh phúc với kết quả là 5 người con: Nguyễn Phúc Bảo Long (1936), Nguyễn Phúc Phương Mai (1937), Nguyễn Phúc Phương Liên (1938), Nguyễn Phúc Phương Dung (1942), Nguyễn Phúc Bảo Thăng (1943), trong đó có Nguyễn Phúc Bảo Long tước phong Hoàng Thái tử.
Vua Bảo Đại, tên thật là Nguyễn Phúc Vĩnh Thụy, sinh ngày 22/10/1913 (tức ngày 23/9 năm Quý Sửu) tại Huế. Cha của Vĩnh Thụy là Nguyễn Phúc Bửu Đảo, tức vua Khải Định, mẹ là Hoàng Thị Cúc tức bà Từ Cung Thái Hậu. Ngay cả câu chuyện về thân thế thật sự của Vĩnh Thuỵ cũng gây nên nhiều tranh cãi, có rất nhiều ghi chép cho rằng ông không phải con ruột của vua Khải Định, tuy nhiên tất cả chỉ là những giả thuyết và vẫn không có bất cứ một bằng chứng xác thực nào. Người ta chỉ biết một sự thật rằng Khải Định chỉ có duy nhất một người con là Vĩnh Thuỵ và ông đã tấn phong Đông Cung Hoàng Thái Tử cho Vĩnh Thuỵ trước khi băng hà.
Hòa mình vào nét đẹp thơ mộng của cố đô Huế, đầm Lập An như một điểm nhấn đặc biệt khiến những lữ khách ghé ngang đắm chìm trong cảnh sắc thiên nhiên nơi đây. Nằm gần quốc lộ 1A, đoạn qua thị trấn Lăng Cô, đầm Lập An được ví như chiếc cầu nối giữa Đà Nẵng đến Huế
Không giống như nhìn từ trên những tòa nhà cao tầng, đồi Canh Vọng cho ta một ánh nhìn bao quát và trọn vẹn hơn, tạo nên một khung cảnh tiên lãng, hoài cổ ngay trước mắt. Chính vì thế mà đôi Canh Vọng từ xa xưa đã trở thành một điểm dừng chân, nghỉ ngơi của vua chúa, quan lại triều đình. Còn gì tuyệt vời hơn khi ta được ngồi ngắm nhìn khoảng không thiên nhiên nên thơ và lãng mạn, mặc kệ thời gian trôi một cách êm đềm để tạm gác lại những muộn phiền và áp lực thường ngày?
Nơi minh chứng cho sự huy hoàng của cả một thời đại, nơi chứng kiến sự phồn hoa của xã hội Việt Nam những tháng năm thời phong kiến, Đại nội Kinh Thành Huế - địa điểm mà du khách khổng thể bỏ qua khi tham gia chuyến du lịch đến mảnh đất Miền Trung đất nước.
Đến Huế mà không ăn chè hạt sen quả là uổng phí, ăn hạt sen rồi mà không mua về lại còn đáng tiếc hơn. Món chè hạt sen khi xưa tiến vua nay đã được người người thưởng thức
Có người nói rằng, Phá Tam Giang buổi hoàng hôn có thể làm người ta say. Say trong vẻ đẹp bình yên, say giữa khung cảnh hữu tình phảng phất tâm hồn mộng mơ của vùng đất Huế.
Tìm hiểu về Huế, ta không chỉ nhìn ngắm những công trình kiến trúc cổ kính còn lưu giữ, ta còn có thể hiểu thêm về văn hóa cố đô bằng cách thưởng thức những món ăn nơi đây. Ở nơi này, từ món bé nhất cho đến món lớn nhất, mọi thứ, từ những chi tiết be bé đều toát lên đặc trưng của ẩm thực cung đình.