08/07/2019 | Views: 15948
Liên Hệ
4.500.000
Liên Hệ
10.550.000
Liên Hệ
5.720.000
Liên Hệ
7.250.000
Miền Bắc là vùng đất trù phú với con sông Hồng chảy dài và được ưu đãi nhiều về những điều kiện tự nhiên như khí hậu, thổ nhưỡng cũng chính là nơi hội tụ những tinh hóa văn hóa ẩm thực Việt bao đời nay. Trải qua hàng nghìn năm lao động và sáng tạo, người Việt khu vực Bắc Bộ đã đúc kết được những món ăn đậm đà bản sắc dân tộc, vừa giàu dinh dưỡng vừa tinh tế tới mức trở thành nghệ thuật ẩm thực đặc sắc.
Vương Cung Thánh đường Phú Nhai luôn là một công trình tín ngưỡng, điểm tham quan du lịch của du khách gần xa. Trong tâm trí của nhiều người, Tòa Thánh Phú Nhai có sức lôi cuốn huyền bí, nhất là vào những ngày lễ Công giáo quan trọng. Phú Nhai là một trong “ngũ linh địa Bắc Phần” - 5 mảnh đất giàu lịch sử với nhiều người bị giết vì đạo nhất của Công giáo miền Bắc Việt Nam (Phát Diệm, Phú Nhai, Sở Kiện, Hưng Hóa và Xã Đoài).
Vào bất kỳ giai đoạn nào, những cánh đồng lúa bạt ngàn đều khiến không ít người từng mê mẩn, từ mùa đổ ải ngập nước lấp lánh tựa những tấm gương khổng lồ, tới mùa cấy mạ non xanh mướt mắt như tấm thảm nhung trải khắp đất trời, rồi tới mùa vàng rực rỡ nhuộm cả cánh đồng.
“Tứ bất tử” là tên gọi chung của bốn vị thánh bất tử trong tâm thức của người Việt Nam, là một huyền thoại, một tín ngưỡng dân gian đặc biệt, được nhân dân ta suy tôn từ nhiều đời. Vậy “Tứ bất tử” là những ai? Họ đã làm gì để ảnh hưởng sâu sắc đến đời sống tâm linh và tinh thần của người Việt?
“Tứ đại đèo” có lẽ là cụm từ được nhắc đến nhiều nhất khi du khách bước vào cung đường khám phá vùng núi cao phía Bắc Việt Nam. Đặc biệt đối với dân phượt thì việc chinh phục tứ đại đèo miền Bắc là một điều không thể bỏ lỡ trong kế hoạch chinh phục những cung đường Việt Nam. Tuy mang vẻ chơi vơi, đầy trắc trở nhưng phong cảnh tại đây được ví như chốn bồng lai nơi hạ giới khiến người đến không khỏi trầm trồ. "Tứ đại đèo" trong huyền thoại chính là: Mã Pí Lèng, Ô Quy Hồ, Khau Phạ và Pha Đin.
Chùa Tam Chúc – Hà Nam được nhiều người biết đến với danh hiệu “ngôi chùa có khuôn viên lớn nhất thế giới”. Đây là nơi đăng cai Đại lễ Vesaks năm 2019 (Đại hội Phật giáo thế giới) tổ chức vào tháng 5/2019 tại Việt Nam. Mặc dù chùa Tam Chúc còn đang trong quá trình xây dựng nhưng hiện tại nơi đây đã thu hút rất nhiều du khách gần xa đến viếng thăm, chiêm bái.
Thánh mẫu Liễu Hạnh - người đứng đầu hệ thống Tam phủ, Tứ phủ trong tín ngưỡng thờ Mẫu và cũng chính là một trong Tứ bất tử của Việt Nam được nhiều người dân tôn thờ. Tại nước ta có rất nhiều nơi thờ cúng Thánh Mẫu, nhưng nơi trang nghiêm và long trọng bậc nhất đó chính là Phủ Dầy.
Cách thành phố Nam Định 5km về phía tây bắc, chùa Phổ Minh nằm giữa một vùng đồng lúa chiêm trũng 700 năm qua vẫn hiên ngang, sừng sững. Đây là một trong những dấu tích còn lại của một thời hào khí Đông A – nhà Trần. Theo sử sách ghi lại, vào năm 1308, Phật Hoàng Trần Nhân Tông băng hà ở am Ngọa Vân trên ngọn Tử Phong – Yên Tử (theo Đại Việt Sử Ký toàn thư, kỷ Anh Tông). Sau đó ít lâu, con ngài là vua Anh Tông đã đem 7 trong số 21 hạt xá lợi đặt trong cỗ kiệu bát cống bằng đá rồi xây tháp Phổ Minh lên trên.
Được mệnh danh là “đệ nhất linh sơn” của Việt Nam, Yên Tử nổi tiếng với hệ thống di tích các đền chùa và lễ hội tâm linh, mỗi năm thu hút hàng triệu lượt người đến tham quan, du khách sẽ được trải nghiệm không ít “khổ nạn” trên con đường tìm đến thanh tịnh, bình yên cho tâm hồn.
Tín ngưỡng thờ Mẫu là tín ngưỡng dân gian đã tồn tại lâu đời và phổ biến tại Việt Nam. Khởi nguồn của tín ngưỡng ngày xuất phát từ sự biết ơn người đàn Bà – người mẹ trong nhận thức thuở khai sơ của con người. Tín ngưỡng thờ Mẫu là sự tin tưởng, ngưỡng mộ và tôn vinh và thờ phụng những vị Nữ thần gắn liền với các hiện tượng tự nhiên, vũ trụ được người đời cho rằng có chức năng sáng tạo, sinh ra, bảo trợ và che chở cho cuộc sống của con người như: trời, đất, sông, nước, rừng núi...
Truyền thuyết Thánh Gióng là một trong những câu chuyện mà bao thế hệ người Việt đều đã nghe qua ít nhất một lần trong đời. Đây là tác phẩm văn học dân gian đầu tiên về đề công cuộc giữ nước chống ngoại xâm. Truyện Thánh Gióng là sự đan xen chặt chẽ giữa các yếu tố thần thoại, truyền thuyết dân gian, lịch sử dân tộc, được nhân dân xây dựng thành một câu chuyện huyền thoại nhằm gửi gắm những khao khát, lý tưởng, giá trị yêu nước như một bài học lưu truyền cho đời sau.