VYC logo VYC TRAVEL
Banner Default

ĐIỆN ẢNH ĐÀI LOAN – KIẾN TẠO NÊN THÀNH CÔNG TỪ SỐ 0

Điện ảnh Đài Loan - một trong ba nền điện ảnh Hoa ngữ nổi tiếng lớn nhất bên cạnh điện ảnh Trung Quốc và điện ảnh Hồng Kông. Có thể nói, nền điện ảnh này phản ánh phần lớn quá khứ thuộc địa phức tạp của Đài Loan trên nhiều phương diện từ thuật lại các sự kiện lịch sử, bình luận về những diễn biến chính trị cho đến phản ảnh xã hội đương thời. Trên hết, điện ảnh Đài Loan là một trong những nền điện ảnh hấp dẫn, lôi cuốn khán giả ở khắp các nước Châu Á. 

>>> Đọc thêm: 7 Nét Đẹp Văn Hóa Độc Đáo Tại Đài Loan

Có thể nói, khán giả châu Á bị ấn tượng bởi những bộ phim diễm tình hay hàng loạt những tác phẩm truyền hình thần tượng Đài Loan. Đó là một nền điện ảnh rất khác, tồn tại độc lập với ngành thương mại giải trí phục vụ số đông khán giả trẻ, một nền điện ảnh của những cách tân táo bạo. Từ tiếp nhận đến lôi cuốn và để điện ảnh Đài Loan trở thành một trong những dòng điện ảnh nổi tiếng.

 

Điện ảnh Đài Loan - nền điện ảnh tồn tại độc lập với những cách tân táo bạo

Trước năm 80, điện ảnh Đài Loan hầu như không có thành tựu nào đáng kể. Từ năm 1901 đến năm 1937, Đài Loan là thuộc địa của Nhật Bản vì vậy nền điện ảnh của hòn đảo này chịu ảnh hưởng lớn từ chính quốc. Những bộ phim có sự xuất hiện của những người dẫn chuyện, hay các biện sĩ để đọc thoại và lời dẫn trong khi các bộ phim câm được trình chiếu. Các biện sĩ này có ảnh hưởng lớn tới các bộ phim vì họ có thể thêm thắt những ý không có trong kịch bản vào phim, làm biến đổi ý tưởng cơ bản của tác phẩm. Chính vì thế, mỗi bộ phim đều mang dấu ấn cá nhân của người dẫn chuyện nên nhiều người dẫn chuyện đã nổi tiếng và được ưa chuộng như bất kỳ ngôi sao điện ảnh nào. Các tác phẩm điện ảnh thời kỳ này được nhận xét là sơ khai, giải trí rẻ tiền và bị quên lãng thời gian sau đó. 

Sau khi Chiến tranh Trung - Nhật nổ ra năm 1937, việc sản xuất phim ở Đài Loan bị chính quyền chiếm đóng siết chặt, tiếng Quan Thoại bị cấm hoàn toàn trong điện ảnh, chỉ có tiếng Nhật được phép sử dụng, kể cả tên địa danh, tên người hoặc các đặc điểm văn hóa có dính tới Trung Quốc. Thậm chí, sau khi Chiến tranh thế giới thứ hai bùng nổ thì ngành công nghiệp điện ảnh Đài Loan gần như ngưng trệ và chỉ bắt đầu được khôi phục trở lại khi chính quyền Quốc Dân Đảng Trung Quốc tiếp quản Đài Loan sau khi quân đội Nhật đầu hàng.

Khi nội chiến Trung Quốc kết thúc vào năm 1945, chính quyền Quốc Dân Đảng chạy tới Đài Loan, nhiều nhà làm phim danh tiếng đã đi cùng họ. Trong nhiều thập kỷ sau đó, vì sự căng thẳng chính trị, điện ảnh Đài Loan bị kiểm duyệt chặt chẽ, phải tuân theo chính sách tuyên truyền của Quốc Dân Đảng và các quy định khác của chính quyền. Tuy nhiên sau đó, sự phản ứng mạnh mẽ và nhu cầu giải trí cấp thiết của đông đảo người xem đã khiến những người đứng đầu vùng lãnh thổ này nới tay trong việc quản lý phim ảnh. Xuất hiện một số công ty thương mại sao chép các vở kịch cổ trang, phim hàiphim tình cảm lãng mạn của Hồng Kông, đã mang đến cho khán giả những lựa chọn dễ chịu hơn hẳn. 

Cho đến thập niên 1960 chứng kiến sự bùng nổ của kinh tế Đài Loan, kéo theo đó là quá trình chuyển mình của công nghiệp điện ảnh nước này. Nhưng các bộ phim thường chỉ tập trung vào các bộ phim kiếm hiệp hoặc phim có đề tài lãng mạn như các tác phẩm chuyển thể từ tiểu thuyết của Quỳnh Dao, nữ văn sĩ được yêu thích ở nơi này. 

 

Những bộ phim tình cảm lãng mạn Đài Loan luôn nhận đươc sự quan tâm của khán giả Châu Á

Bên cạnh đó, những bộ phim võ thuật Hồng Kông bắt đầu làm mưa làm gió trên màn ảnh Đài Loan khiến nhiều nhà sản xuất phim đã chuyển hướng: tập trung sản xuất các bộ phimm võ thuật nhái theo hay mời các đạo diễn nổi tiếng của Hồng Kông sang làm việc. Nhiều công ty phim của Hồng Kông cũng đua nhau mở trường quay tại đây. Những công ty điện ảnh do những nhà cầm quyền cũng phải tìm cách duy trì hoạt động của mình bằng cách chuyển hướng sản xuất những bộ phim hư cấu. Tuy nhiên, đó vẫn là nhữn bộ phim mang đậm tính giáo huấn, mô phạm, nhiều người vẫn bị những bộ phim nhiều ngôi sao với cốt truyện li kỳ của Đài Loan mê hoặc.

>>> Đọc thêm: Vì Sao Đài Loan Giàu Có?

Từ nhu cầu làm mới chính mình, những người làm điện ảnh Đài Loan đã sẵn sàng cho những cuộc thử nghiệm và những đấu tranh quyết liệt cho một nền điện ảnh đích thực. Năm 1979, cơ quan lưu trữ phim Đài Loan thành lập, đã tập hợp những tác phẩm điện ảnh xuất sắc của châu Âu, Bắc Mỹ cũng như các nền điện ảnh lớn trong khu vực như Nhật Bản, Ấn Độ… Hàng loạt những tác phẩm kinh điển được trình chiếu rộng rãi, một số tạp chí chuyên về điện ảnh xuất hiện đã định hướng cho một lớp khán giả mới sẵn sàng bỏ tiền bạc và dành thời gian cho những tác phẩm điện ảnh giàu tính nghệ thuật.

Phải đến đầu thập kỷ 80 mọi thứ dần thay đổi khi phong trào Tân Điện ảnh Đài Loan ra đời. Theo đó, khán giả bắt đầu cân nhắc phim điện ảnh là lương tâm của xã hội. Các đạo diễn nổi tiếng của thập kỷ 80, như Hầu Hiếu Hiền, Dương Đức Xương… được biết đến qua những tác phẩm khắc họa thực tế, trần trụi, cảm thông về cuộc sống Đài Loan: “In Our Time” đạo diễn Dương Đức Xương, “Bi tình thành thị” (A city of sadness) của Hầu Hiếu Hiền và bộ phim này đã giành giải Sư tử vàng tại Liên hoan phim Venezia năm 1989, đây là bộ phim nói tiếng Hoa đầu tiên đạt được thành tích này. 

 

Đạo diễn, biên kịch Ngô Niệm Chân, Hầu Hiếu Hiền, Dương Đức Xương, Trần Quốc Phú, Chiêm Hoành Trí (từ trái qua)

Có thể nói, thành công rực rỡ của loạt tác phẩm điện ảnh do hai đạo diễn Hầu Hiếu Hiền và Dương Đức Xương và nhiều bộ phim tác giả khác của Đài Loan trên thị trường quốc tế đã chứng tỏ chi phí bỏ ra thực hiện mỗi bộ phim không phải là yếu tố quyết định chất lượng mỗi tác phẩm điện ảnh. Phim chi phí thấp vẫn mang lại nhiều xúc cảm mới mẻ cho khán giả có nền tảng học vấn tốt và giành giải tại các liên hoan phim danh giá, mang lại vị thế vinh quang cho điện ảnh Đài Loan.
 

Điện ảnh Đài Loan mang lại nhiều xúc cảm mới mẻ cho khán giả và nhận được những thành công nhất định

Thành công của thế hệ đạo diễn Làn sóng mới thứ nhất (1982 - 1990) đã mở đường cho các đạo diễn thuộc thế hệ Làn sóng mới thứ hai (Từ 1990 đến nay) tiếp cận những đề tài nhẹ nhàng và gần gũi hơn nữa với khán giả nhưng vẫn thể hiện được các mặt của cuộc sống trong xã hội Đài Loan. Bộ phim “Vive L'Amour” (1994) của Thái Minh Lượng đã lần thứ hai mang về cho Đài Loan giải Sư tử vàng tại Liên hoan phim Venezia. 
 

Phim “Vive L'Amour” (1994) của Thái Minh Lượng đoạt giải Sư tử vàng tại Liên hoan phim Venezia

Đạo diễn nổi bật nhất của thế hệ Làn sóng mới thứ hai này có lẽ là Lý An, không chỉ dừng lại với các thành công trong nước, phim của Lý An còn được biết tới ở tầm quốc tế, tiêu biểu là sản phẩm hợp tác Trung Quốc - Hồng Kông - Đài Loan Ngọa hổ tàng long (2000), bộ phim nói tiếng Hoa đầu tiên đoạt Giải Oscar cho Phim ngoại ngữ hay nhất. Lý An cũng là người gốc Hoa đầu tiên đạt giải Oscar cho đạo diễn xuất sắc nhất với phim Núi yên ngựa (2005), đồng thời giành hai giải Sư tử vàng với Núi yên ngựa (2005), và Sắc Giới (2007).
 

Đạo diễn Lý An với những bộ phim nổi tiếng và cũng là người gốc Hoa đầu tiên đạt giải Oscar cho đạo diễn xuất sắc nhất

Tiếp nối thành công, Ngụy Đức Thánh – đạo diễn được coi là đại diện đầu tiên của thế hệ thứ ba đang từng bước khẳng định mình. Bộ phim dài đầu tay mang tên “Đất mũi số 7” được chọn là đại diện của điện ảnh Hoa ngữ tham dự giải Oscar năm 2008. Trước đó, bộ phim này cũng đã phá vỡ kỷ lục phòng vé của Đài Loan khi vượt qua bom tấn “Xích Bích” của đạo diễn Ngô Vũ Sâm. Bộ phim tiếp tục được chọn đi dự những liên hoan điện ảnh nổi tiếng khác của châu Á như Liên hoan phim Pusan, Hàn Quốc; Liên hoan phim Hawaii, Liên hoan Phim Hồng Kông Asia… gây được thiện cảm với cả giới phê bình và đông đảo khán giả.
 

Đạo diễn Ngụy Đức Thánh thành công với bộ phim Đất mũi số 7

Với những thành công đạt được, điện ảnh Đài Loan tiếp tục khẳng định vị thế đặc biệt của mình trong nền điện ảnh khu vực và thế giới. Điều này không những làm giàu về mặt kinh tế mà còn về văn hóa, nghệt thuật cho Đài Loan. Trên hết, nền điện ảnh đó luôn hấp dẫn và là một trong những lựa chọn hàng đầu của khán giả khắp mọi nơi nói chung và Châu Á nói riêng. 

Xem thêm:
Những Cô Dâu Việt Tại Đài Loan Đã Thay Đổi Như Thế Nào Về Quan Niệm Lấy Chồng Xa Xứ? 
Bài viết này có hữu ích với bạn hay không?
Rất hữu ích Rất hữu íchRất hữu ích
Hữu ích Hữu íchHữu ích
Không hữu ích Không hữu íchKhông hữu ích

Ý kiến khách hàng

Thông tin du Lịch

Kinh Nghiệm du Lịch

Visa du Lịch

Banner VYC
Facebook messenger