11/09/2019 | Views: 4011
Mặc dù đứng trước sự giao lưu với nền văn hóa ẩm thực phương Tây hiện đại, nhưng ẩm thực Việt Nam vẫn giữ được "cốt cách", cũng như nét đặc trưng của riêng mình, không những không bị đồng hóa, mà còn hấp dẫn ngược lại khách nước ngoài say mê món ăn Việt. Sự cất giữ và phát huy các loại bánh dân gian miền Tây qua mọi thời đại chính là minh chứng.
>>> Đọc thêm: Bông Điên Điển Và Ẩm Thực Miền Tây Mùa Nước Nổi
Khi nhắc đến hai từ "đại tiệc" chắc có lẽ phần nào ta đã tưởng tượng ra quy mô của các loại bánh dân gian miền Tây này? Tuy nhiên mỗi loại bánh vẫn giữ cho mình một nét đẹp riêng, không hề bị trộn lẫn hay hoà chung vào nhau.
Bạn có biết, ở Nam bộ hàng năm sẽ có một lễ hội các loại bánh dân gian miền Tây
Đọc đến đây, bạn có thắc mắc rằng tại sao các loại bánh dân gian miền Tây vẫn còn được lưu truyền cho đến tận ngày hôm nay, mặc dù người Việt Nam đã được tiếp cận và trải nghiệm vô số các loại bánh phương Tây khác nhau? Câu trả lời chính là vì sự hấp dẫn của bánh Việt, từ những nguyên liệu dân dã, tươi ngọt, gần gũi với cuộc sống của người dân đến tấm chân tình của người làm được gửi gắm trong từng chiếc bánh. Mỗi một loại bánh dân gian miền Tây dù có hương vị riêng nhưng tựu chung đều toát lên vẻ mộc mạc và bình dị như chính con người ở vùng sông nước này; mùi nước cốt dừa thơm béo làm người ta thương nhớ chỉ với một lần “gặp gỡ”.
Bánh Tét miền Tây - đậm nét dân tộc
Nếu ở miền Bắc có bánh chưng là hình ảnh đại diện cho các món ăn tiêu biểu trong mâm cỗ ngày Tết, thì ở miền Nam bánh tét sẽ đảm nhận sứ mệnh cao cả này. Bánh Tét đã có mặt từ thời vua Quang Trung - Nguyễn Huệ và tồn tại cho đến hôm nay. Bánh Tét miền Tây có 2 loại là bánh mặn và bánh ngọt, được làm từ nếp và các loại nguyên liệu khác như thịt heo, đậu xanh, đậu đen, chuối, dừa nạo,...
Bánh canh bột xắt - xuất sắc khó tin
Ở Việt Nam, mỗi miền sẽ sáng tạo ra các công thức nấu bánh canh khác nhau, nào là bánh canh ghẹ Miền Trung, bánh canh Trảng Bàng ở Tây Ninh và bánh canh bột xắt Miền Tây. Bánh canh Miền Tây trở nên khác biệt hơn so với bánh canh ở các miền khác là vì bột bánh và nước cốt dừa béo ngậy. Để có được bột làm bánh là cả một quá trình, bởi người làm bánh phải chọn gạo, ngâm gạo rồi sau đó xay thanh bột.
Bánh phồng nếp
Cái tên “phồng” nghe có vẻ oách đúng không? Vâng, tính cách của “anh phồng” nhà mình thật sự oách giống như cái tên vậy. Bởi lẽ “anh ấy” được sinh ra không mấy dễ dàng, phải trải qua rất nhiều công đoạn như quết, cán, phơi nắng,... thế nên đã giúp “anh” trở thành một “anh bánh” vô cùng mạnh mẽ và dẻo dai, đặc biệt luôn phồng mình trước tro lửa.
Bánh da lợn đậu xanh - mong manh nhưng không dễ vỡ
Tiramisu? Mousse hoặc Crepe? Nếu bạn đang chán ngán với các loại bánh nước ngoài thì sao không thử trở lại với một loại bánh dân gian miền Tây - bánh da lợn. Đã có nhiều tranh luận rằng tại sao lại gọi là bánh da lợn mà không phải là bánh da heo như cách người Nam Bộ hay gọi con lợn là con heo. Nhưng lý do vì sao đi chăng nữa thì cái tên “da lợn” nghe rất đáng yêu và dễ nhớ, phải không nào?
Loại bánh dân dã này được làm từ nguyên liệu tự nhiên như bột (gạo, năng), đậu xanh, lá dứa, nước cốt dừa...Bánh được đổ theo từng lớp mỏng, lớp bột và lớp nhân xen kẽ nhau để tạo thành chiếc bánh dẻo dai.
Bánh khoai mì nướng - ăn vào sướng cả tâm hồn
Đôi lúc, chúng ta bị cuốn vào cuộc sống bộn bề và tấp nập nên việc bỏ bữa hay những bữa ăn qua loa ngày càng trở nên thường xuyên hơn. Những lúc như thế, ta thật sự thèm một bữa cơm gia đình ấm cúng, một chiếc bánh khoai mì nướng ngọt ngào từ mẹ. Bánh khoai mì nướng là loại bánh mộc mạc hơn bao giờ hết, người ta còn gọi đó là “bánh con nhà nghèo” bởi vào những năm đói kém, chúng ta chẳng có gì để ăn ngoài khoai lang, khoai mì hay các loại lương thực tự trồng khác.
Ấy vậy mà chiếc bánh khoai mì lại ngon và đặc biệt đến lạ thường, không chỉ vì bản chất thơm ngon của chiếc bánh mà trong loại bánh dân gian miền Tây ấy chứa cả một bầu trời tuổi thơ, chứa sự ấm áp từ trái tim của mẹ và một vùng quê yên bình.
Bánh Tét, bánh canh bột xắt, bánh phồng nếp, bánh da lợn đậu xanh hay bánh khoai mì nướng… chỉ là nhữngmột vài loại tiêu biểu trong hàng trăm loại bánh dân gian miền Tây. Ta thật tự hào vì được sinh ra ở một đất nước có nền văn hoá ẩm thực phong phú, cũng thật biết ơn ông bà tổ tiên, những nghệ nhân đã tạo nên những loại bánh để đời như vậy. Và nếu có dịp, các bạn nhớ ghé thăm miền Tây sông nước, cùng thưởng thức các món bánh dân dã, mộc mạc nhé.
Chuyện Về Cá Thành Tinh Khổng Lồ Tại Rừng U Minh
Nhà Máy Điện Gió Bạc Liêu - Cánh Đồng Chong Chóng Khổng Lồ Ở Miền Tây
Nghề Ăn Ong Của Người Giữ Rừng U Minh
Đẹp Hơn Vườn Hoa Thánh Phố Đà Lạt Chỉ Có Thể Là Mãn Đình Hồng
Lễ Hội Cúng Trăng Ok Om Bok Của Tộc Người Khmer Nam Bộ
Thánh Địa An Giang Và Những Điều Ít Ai Biết
Liên Hệ
4.250.000
Liên Hệ
1.300.000
Liên Hệ
1.750.000
Liên Hệ
550.000
Liên Hệ
3.650.000
Liên Hệ
3.180.000
Cà Mau, nơi xa lạ mà thân quen với mọi người. Nằm ở cuối bản đồ đất nước Việt Nam, mang trên mình dấu ấn là đứa con út của đất nước. Nơi hàng trăm câu chuyện về sự khai phá, những cuộc chiến đấu anh hùng của con người với thiên nhiên để lập ấp, lập nhà vẫn còn được truyền tụng mãi về sau.
Cách thành phố Cà Mau 40km, ta thẳng về một vùng đất hoang sơ và đầy thử thách cùng với các bậc tiền nhân khai phá U Minh Hạ sẽ là một trải nghiệm vô cùng ly kỳ. U Minh Hạ là Vườn Di sản ASEAN thứ 5 của Việt Nam (4 vườn di sản khác gồm Hoàng Liên Sơn - Lào Cai, Ba Bể - Bắc Kạn, Chư Mom Ray - Kon Tum và Kon Ka Kinh - Gia Lai) và là Vườn Di sản ASEAN đầu tiên về đất than bùn.
Đâu cần phải lặn lội lên tận Đà Lạt xa xôi bạn mới có thể ngắm hoa, vì sát cạnh Sài Gòn, cách một quãng đường chưa tới 80km, du khách đã có thể chiêm ngưỡng một cánh đồng hoa với đầy đủ sắc hương chẳng thua kém gì Đà Lạt, với tên gọi duyên dáng Mãn Đình Hồng.
Nhắc đến Bạc Liêu , Không ai quên được những câu ca về Chàng công tử Bạc Liêu nổi danh hay bản Dạ cổ hoài lang của cố nhạc sĩ Cao Văn Lầu.. Không chỉ thế, Bạc Liêu hôm nay hiện lên đẹp ngỡ ngàng với cánh đồng quạt gió đẹp như trời Tây.
Trong ngày lễ Ok Om Bok của người Khmer Nam Bộ nói chung và tộc người Khmer Sóc Trăng nói riêng, có một hoạt động thu hút lực lượng hùng hậu tham gia cũng như đông đảo du khách đến cổ vũ, đó chính là hội đua ghe Ngo. Đây được coi là hoạt động rước đặc trưng của cư dân nông nghiệp lúa nước, thể hiện sự biết ơn đối với thần nước đã phù hợp cho người dân một mùa màng bội thu. Tuy nhiên, không chỉ đơn giản là vậy, phong tục đua ghe Ngo còn chứa rất nhiều ý nghĩa thiêng liêng đối với đồng bào dân tộc Khmer đang sinh sống tại vùng đất trù phú đồng bằng sông Cửu Long.
Mặc dù đứng trước sự giao lưu với nền văn hóa ẩm thực phương Tây hiện đại, nhưng ẩm thực Việt Nam vẫn giữ được "cốt cách", cũng như nét đặc trưng của riêng mình, không những không bị đồng hóa, mà còn hấp dẫn ngược lại khách nước ngoài say mê món ăn Việt. Sự cất giữ và phát huy các loại bánh dân gian miền Tây qua mọi thời đại chính là minh chứng.
Người Khmer là một dân tộc lớn trong cộng đồng 54 dân tộc Việt Nam. Với bề dày lịch sử sinh sống lâu đời trên mảnh đất Nam Bộ, họ đã hình thành và phát huy nhiều giá trị văn hóa phong phú và độc đáo cho đồng bào Khmer nói riêng và cho người Việt Nam nói chung. Trong đó, các lễ hội dân gian của người Khmer là nét đặc sắc rất riêng biệt, thu hút nhiều du khách trong và ngoài đến để chung vui ngày hội về. Và lễ hội Ok Om Bok là lễ hội lớn nhất, được chờ đợi nhiều nhất trong năm của đồng bào Khmer Nam Bộ.
"Cái gì treo mà không bán?", "Cái gì bán mà không treo?", "Cái gì treo cái này mà bán cái khác?" - Những câu đố thú vị chỉ xuất hiện ở các khu chợ nổi miền Tây sông nước. Hình ảnh các con thuyền chở đầy ắp hàng hóa đầy sắc màu len lỏi trên con sông miền Tây đã kéo du khách đến với chợ nổi Cái Bè, Tiền Giang, khu chợ trên sông tấp nập bậc nhất cả nước.
Vùng đất linh thiêng An Giang không chỉ có duy nhất địa điểm hành hương nổi tiếng Miếu Bà Chúa Xứ như nhiều người vẫn thường nghĩ mà còn sở hữu những địa danh cực kỳ hấp dẫn khác. An Giang còn có những ngọn núi, rừng sinh thái, những món ăn miền Tây sông nước thơm ngon và những người dân với nụ cười hồn hậu.
Bến Tre – Tiền Giang đón chào bạn với những cơn gió dịu nhẹ và bầu không khí trong lành dễ chịu. Hoà mình vào không gian tươi mát của những vườn cây ăn trái trĩu quả
Ẩm thực miền Tây Nam Bộ nổi tiếng với các món nướng như cá lóc nướng trui, gà nướng đất sét, ốc đồng nướng, ếch nướng,… trong đó món ăn bình dị, dân dã cá lóc nướng trui là món mà bất kỳ ai cũng nên nếm thử một lần.
Vùng đất Bảy Núi (thuộc địa phận Tri Tôn, Tịnh Biên) của tỉnh An Giang, ngoài nổi tiếng với những ngọn núi huyền thoại, nơi đây còn là xứ sở của một loại cây dân dã cho đời vị ngọt lành mang tên thốt nốt. Từ bao đời nay, cây thốt nốt đã gắn liền với đời sống vật chất và tinh thần của cư dân Bảy Núi, nhất là bà con người dân tộc Khmer.
Nhà thờ Tắc Sậy hay còn gọi là nhà thờ Cha Diệp, một trong những nhà thờ nổi tiếng nhất ở khu vực miền Tây. Nhà thờ gắn với nơi an nghỉ của Linh mục Trương Bửu Diệp mà từ gần 30 năm nay được nhiều người biết đến với lòng sùng mộ.
U Minh Hạ được biết đến là vùng đất nhiều huyền thoại. Những câu chuyện về mảnh đất này cho thấy nó nổi tiếng với nhiều sản vật, nhất là cá đồng, ong mật, cây rừng, tham bùn… giúp U Minh Hạ có sức hút kỳ lạ đối với nhiều người. Đặc biệt giữa đại ngàn U Minh Hạ mênh mông, với những cánh rừng tràm nguyên sinh còn giữ lại “vị ngọt” chính gốc của đất rừng U Minh Hạ thông qua nghề “ăn ong” độc đáo Nghề cha truyền con nối.
Người ta bảo rằng người dân miền Tây rất ưa ngọt. Còn ở Cà Mau thì sao nhỉ? Chắc hẳn là sẽ có những món ngọt, rất ngọt và béo nhưng bên cạnh đó Cà Mau còn đem đến cho bạn hương vị những món ăn rất đặc biệt của một vùng tiếp giáp giữa sông ngòi và biển cả.
Khi ánh hừng đông dần hiện lên là lúc những con thuyền lớn nhỏ nối đuôi nhau chở theo bao nhiêu là trái cây, bao nhiêu là thức ăn, hàng hoá tấp nập và nhộn nhịp. Người ta bày bán đủ loại trái cây ăn quả cho đến rau củ, nào cà rốt, nào bí đỏ, dưa leo…thứ gì cũng có.