VYC logo VYC TRAVEL
Banner Default

CUNG ĐIỆN POTALA – TRÁI TIM CỦA PHẬT GIÁO TÂY TẠNG

Cung điện Potala nằm ở nơi cao nhất thế giới và có tới hàng ngàn pho tượng Phật lớn nhỏ, tọa lạc ở Lhasa - thủ phủ của Tây Tạng. Cung điện này được coi là biểu tượng của Phật giáo Tây Tạng. Phong cách kiến trúc đồ sộ và xếp lớp phần nào làm quang cảnh nơi đây càng khiến du khách sửng sốt hơn. Chính giữa một khoảng trời đất bao la lại nổi lên một "thành trì" thường chỉ thấy trong những câu truyện cổ.
 

Cung điện này được coi là biểu tượng của Phật giáo Tây Tạng

Đây là một điểm thu hút khách tham quan nổi tiếng và đã được UNESCO công nhận là di sản văn hóa thế giới năm 1994.

>>> Đọc thêm: Top Những Địa Điểm Tham Quan Hấp Dẫn Khi Đi Du Lịch Tây Tạng 

Cung điện Potala được xây dựng vào năm 637, để đánh dấu mốc cuộc hôn nhận của vua Tùng Tán Cán Bố và Công chúa Văn Thành, vị vua vĩ đại này đã cho xây dựng một cung điện nguy nga và đồ sộ. Cung điện đã bị phá hủy hầu hết vào thời Trung cổ và đến thế kỷ XVII mới được trùng tu. Phải mất thêm hơn 50 năm công trình mới hình thành quy mô như ngày nay.

Đến thăm quần thể cung điện này, du khách sẽ lần lượt tham quan 3 công trình kiến trúc tiêu biểu là cung điện mùa đông Potala, đền Jokhang và cung điện mùa hè Norbulingka. Các tòa nhà được xây dựng bằng gỗ và đá là lối kiến trúc nổi bật cho phong cách Phật giáo Tây Tạng, mang đậm nét ảnh hưởng Trung Quốc, Ấn Độ và Nepal.

 

Ba công trình kiến trúc tiêu biểu là cung điện mùa đông Potala, đền Jokhang và cung điện mùa hè Norbulingka

Nằm trên đỉnh Hồng Đồi (Marpori) hướng ra thung lũng Lhasa, Cung điện Potala cao 170m, từ Đông sang Tây có chiều dài 360m, chiều rộng theo trục Bắc – Nam là 270m. Công trình gồm 13 tầng, bên trong chia thành hơn 1.000 căn phòng nhỏ. Tọa lạc ở độ cao 3.600 mét so với mực nước biển. Nơi này được xem là cung điện đồ sộ và nguy nga nhất trong tất cả các kiến trúc cung điện ở Tây Tạng.

>>> Đọc thêm: Ngỡ Ngàng Trước Vẻ Đẹp Hồ Thiêng Namtso Ở Tây Tạng

Cung điện gồm 3 bộ phận: Khu cung thành phía trước núi, khu cung thất trên đỉnh núi và khu hồ phía sau núi. Khu cung thành có 3 cửa, cửa Đông, cửa Nam và Tây cùng 2 gác lầu, là nơi đặt các cơ quan quản lý phục vụ cung thành, như viện in kinh sách, nơi ở của các quan viên, tăng ni.

Leo hết con đường bằng đá là tới khu cung thất, nơi này gồm Bạch Cung và Hồng Cung. Hồng Cung là quần thể kiến trúc mang tính chất tôn giáo. Lăng mộ của tám vị Đạt Lai Lạt Ma trước đây cũng nằm trong Hồng Cung.

 

Hồng Cung là quần thể kiến trúc mang tính chất tôn giáo. Lăng mộ của tám vị Đạt Lai Lạt Ma trước đây được đặt trong Hồng Cung

Vật liệu xây dựng cung điện chủ yếu là đất, đá và gỗ. Lúc đó chưa có phương tiện di chuyển, tất cả vật liệu này đều phải dùng lừa và sức người. Tòa nhà lớn có hơn 1.000 gian phòng, hơn 10.000 Phật điện và 20.000 tượng điêu khắc. Đạt Lai ở trong gian phòng gần vùng nóc, ngăn cách với dân chúng. Trên mái bằng cung điện, các Đạt Ma thổi kèn dài 4 m để cầu nguyện.



>>> Đọc thêm: Hiện Tượng Tái Sinh Của Đức Đạt Lai Lạt Ma

Kiến trúc chủ thể của Hồng Cung là các tòa tháp thờ linh cốt của các vị Đạt Lai Lạt Ma đã viên tịch. Thân tháp dát vàng lộng lẫy. Ngôi tháp của Đức Đạt Lai Lạt Ma đời thứ 13 cao 21 mét, dùng bạc ròng chế thành, bên trên nạm khảm bảo thạch. Trên nóc tòa Hồng Cung có 8 tháp bằng vàng, biểu tượng cho 8 vị Đạt Lai Lạt Ma, có tháp phải dùng đến 9 vạn lượng vàng để đúc nên. Trong ngoài điện và nóc điện có nhiều tháp, tượng Phật, tượng linh vật, chuông cổ quý báu nạm vàng.

 

Vật liệu xây dựng cung điện chủ yếu là đất, đá và gỗ

Bạch Cung nằm bao quanh Hồng Cung, tạo thành 2 cánh rõ ràng. Đây là nơi ở của các Đức Đạt Lai Lạt Ma cũng như các phòng hành chính và nhà ở bổ sung. Cung điện chứa 698 bức tranh tường, gần 10.000 cuộn tranh cùng nhiều tác phẩm điêu khắc và một bộ sưu tập tài liệu lịch sử quan trọng. Nhiều hiện vật về Phật giáo và các báu vật được tìm thấy trong khuôn viện cung điện Potala, bao gồm các tác phẩm bằng vàng, kinh sách Phật giáo được từ nhiều thế kỷ trước, đồ cổ Trung Hoa và những món quà tặng cho các nhân vật tôn giáo bởi các quan chức và hoàng đế. Những bức tượng điêu khắc hình sư tử tuyết canh gác lối ra vào của cung điện làm tăng thêm vẻ huyền bí cho nơi đây.
 

Bạch Cung nằm bao quanh Hồng Cung, tạo thành 2 cánh rõ ràng có thể thấy ở 2 bên pháo đài

>>> Đọc thêm: Ý Nghĩa Của Những Lá Cờ Cầu Nguyện Lungta Trên Cao Nguyên Tây Tạng 

Giờ đây, Cung điện Potala được hoàn cải thành Bảo tàng Quốc gia Trung Quốc, không chỉ mang giá trị lịch sử, tôn giáo và kiến trúc lâu đời, đây còn là mái nhà của nhiều kho báu vô giá cũng như các tuyệt tác nghệ thuật của nhân loại. Nơi đây là một địa chỉ hành hương quan trọng xứng tầm Di sản Văn hóa thế giới của UNESCO.

 

Đây còn là mái nhà của nhiều kho báu vô giá cũng như các tuyệt tác nghệ thuật của nhân loại

Với nét độc đáo trong kiến trúc của cung điện Potala Tây Tạng xứng đáng trở thành một điểm du lịch hấp dẫn tại Tây Tạng. Hãy lên kế hoạch cho mình để có thể khám phá được những nét đẹp nhất tại thủ phủ Tây Tạng này cùng người thân yêu.

Xem thêm:
Mandala Cát - Tác Phẩm Nghệ Thuật Của Phật Giáo Mật Tông Tây Tạng

Giải Mã Bí Ẩn Thiên Sơn Tuyết Liên Miền Cao Nguyên Tây Tạng

Những Sự Thật Bất Ngờ Thú Vị Về Tây Tạng

Đông Trùng Hạ Thảo - Báu Vật Vô Giá Của Tây Tạng

Tây Tạng Huyền Bí - Một Lần Đến Trọn Đời Yêu

Ẩm Thực Tại "Nóc Nhà Của Thế GIới"


 
Bài viết này có hữu ích với bạn hay không?
Rất hữu ích Rất hữu íchRất hữu ích
Hữu ích Hữu íchHữu ích
Không hữu ích Không hữu íchKhông hữu ích

Xem thêm

Ý kiến khách hàng

Thông tin du Lịch

Kinh Nghiệm du Lịch

Banner VYC
Facebook messenger