VYC logo VYC TRAVEL
Banner Default

CÂU CHUYỆN VỀ NỀN ĐIỆN ẢNH XỨ HÀN

Có một đất nước từng phải gánh chịu sự chia cắt hai miền, rồi lặng lẽ vực dậy hàn gắn những vết thương do chiến tranh gây nên. Hướng đến xây dựng một đất nước hùng mạnh huy hoàng như thời Choson trong lịch sử. Hàn Quốc không phải là cái nôi của nền điện ảnh nhưng lại là mảnh đất đầy tiềm năng và đưa văn hóa con người nơi đây đến với khán giả khắp mọi nơi trên thế giới.

Hàn Quốc tên đất nước gắn với nền công nghiệp giải trí cực kì phát triển. Đến Hàn Quốc nơi diễn ra Liên hoan phim quốc tế Busan nơi hội tụ những tác phẩm điện ảnh hay nhất của châu Á.

 
Câu chuyện về sự phát triển nền kinh tế Hàn Quốc

Nhiều người Mỹ không dám mua xe của Hàn Quốc sản xuất cho đến khi xem xong bộ phim “Những tay đua kiệt xuất” trên truyền hình. Câu chuyện thành công của họ luôn là một bài tập tình huống (case study) được dạy ở các trường kinh doanh lớn như Harvard Business School.

Thập niên 1960, Hàn Quốc là một trong những nước nghèo đói nhất châu Á. Năm 1968, người Hàn quyết định tham khảo các bộ sách giáo khoa của các nước tiên tiến (đặc biệt là của Nhật), đem về dịch ra và giảng dạy, ngoại trừ các môn người Hàn phải soạn như địa lý Hàn Quốc, lịch sử Hàn Quốc và văn học Hàn Quốc. Vì họ biết rằng, người Nhật đã đầu tư cho giáo dục ra sao để mãi là dân tộc châu Á duy nhất trong khối G7. Và các kiến thức khoa học tự nhiên như toán lý hóa sinh đều là tiến bộ và phát minh của người phương Tây, kiến thức phổ thông này thì nước nào cũng giống nước nào, không cần phải biên soạn lại. Hàn Quốc muốn trở thành một bản sao mới của Nhật, nền kinh tế dựa trên 3 yếu tố là lòng tự hào dân tộc, tính kỷ luật và đạo đức của toàn thể xã hội.

Đúng 20 năm, năm 1988, Hàn Quốc đăng cai Olympic Seoul, cả thế giới không ai tin vào mắt mình khi thấy kỳ tích sông Hàn. Ô-tô, xe máy, dệt nhuộm, hóa chất, đóng tàu, điện tử, thực phẩm...bên Nhật có cái gì thì bên này có cái đó, dù dân số Hàn chỉ bằng 1/3 dân số Nhật.

Câu chuyện 2.000 sinh viên tạo nên kỳ tích nền điện ảnh Hàn Quốc

Năm 1988, khi pháo hoa thắp sáng 2 bờ sông Hàn, khi tiếng quốc ca trỗi dậy, người Hàn Quốc đang chạy xe trên đường bỗng dưng dừng xe, bước xuống, cúi đầu. Những bàn tay chai sạn đan vào nhau và họ cười trong nước mắt. Hàn Quốc giờ đây đã bước chân vào nhóm 24 quốc gia thịnh vượng nhất loài người.

Nhưng thách thức mới lại xuất hiện, vì bây giờ không phải là Nhật Bản nữa, mà là Hồng Kông và Singapore, 2 cực hút nam châm của cả châu Á về tài chính, thương mại và giải trí. Thuở đó, phim Hồng Kông tràn ngập thị trường và không có đối thủ.

Tình hình điện ảnh Hàn Quốc lúc ấy ảm đạm. Phim làm theo lối tư duy cũ kỹ, đề tài lạc hậu so với cuộc sống hiện tại. Một năm, số phim sản xuất (phim nhựa) đếm không quá 10 đầu ngón tay. Phim chiếu rạp chiếm hết 98% là của Mỹ!

Mọi chuyện bắt đầu thay đổi khi đến giữa thập niên 90, Bộ trưởng Bộ Văn hóa nhậm chức. Vị này, xuất thân là một người làm điện ảnh, đã đệ trình lên chính phủ dự án cải tổ điện ảnh toàn diện. Ấn tượng trước bản đệ trình, trong đó nhấn mạnh vai trò quan trọng của điện ảnh như là công cụ quảng bá hình ảnh của "con rồng châu Á" Hàn Quốc với thị trường thế giới, chính phủ lập tức đưa vấn đề này trở thành một trong những quốc sách hàng đầu.

Nhưng vấn đề lớn ở đây là cải tổ như thế nào? Phương án tối ưu nhất được chọn là phải đầu tư tận gốc rễ, đầu tư vào con người. Các nhà lãnh đạo của Hàn Quốc còn chọn mô hình phát triển của điện ảnh Mỹ để hướng tới. Họ lựa chọn những người có năng khiếu và tố chất để gửi sang Mỹ đào tạo. Hơn 300 người đã được chọn với tiêu chí còn trẻ (từ 18 đến 25 tuổi) và có chút căn bản tiếng Anh. Tất cả kinh phí do chính phủ Hàn Quốc tài trợ.

Tiếp đến là từ đạo diễn, diễn viên, phục trang đạo cụ... người Hàn tuyển chọn đến 2.000 sinh viên ưu tú nhất, cử sang Hollywood, điên cuồng học hành,....4 năm sau tốt nghiệp.

Từ nước Mỹ trở về, "đợt sóng mới" đã hăm hở áp dụng tất cả những gì học được. Nhưng ngay lập tức, họ đụng đầu với những "thần công" cũ của điện ảnh Hàn Quốc. Tuy nhiên, tranh cãi nhanh chóng bị dập tắt bởi sự ủng hộ từ phía chính phủ.

Ngay cả những người trong cuộc cũng không ngờ mọi việc xảy ra nhanh chóng hơn dự tính: chỉ sau khoảng thời gian năm năm. Chính phủ Hàn Quốc đã khuyến khích tư nhân và các tập đoàn giải trí nước ngoài đầu tư cơ sở hạ tầng cho điện ảnh, truyền hình với những ưu đãi tốt nhất. Các cụm rạp, trường quay hiện đại ồ ạt ra đời.


Có được cơ sở hạ tầng tốt và một "đợt sóng mới" các nhà điện ảnh được đào tạo bài bản ở kinh đô điện ảnh thế giới, bước nhảy thần kỳ của điện ảnh Hàn Quốc bắt đầu.
Năm 1992, những bộ phim Hàn Quốc đầu tiên ra đời như Cảm xúc, Mối tình đầu, Hoa cúc vàng, Anh em nhà bác sĩ... với một thế hệ diễn viên đẹp từng milimet và hợp nhãn người châu Á. 

Năm 1999 được xem là cột mốc lịch sử của điện ảnh Hàn Quốc với sự ra đời của phim Shiri (Gián điệp nhị trùng), đạo diễn Kang Je Gyu. Ở thời điểm đó, Shiri trở thành bộ phim "đắt" nhất trong lịch sử điện ảnh Hàn Quốc với kinh phí đầu tư lên đến 8,5 triệu USD (phần lớn do Samsung tài trợ)! Chỉ tính riêng thủ đô Seoul đã có hơn 2 triệu khán giả xem phim này. Tổng cộng doanh thu ở Hàn Quốc của phim lên tới 60 triệu USD. Điều thần kỳ ở đây là Shiri (với 6,5 triệu người xem) đã qua mặt siêu phẩm Titanic (4,3 triệu người xem) vào năm 1997.

Khán giả Hàn Quốc ồ ạt đi xem Shiri với một cảm giác ngỡ ngàng và tự hào, bởi phim không thua kém bất cứ một siêu phẩm hành động nào của Hollywood: Câu chuyện hấp dẫn, gay cấn. Tài tử đẹp, diễn xuất giỏi. Những cảnh hành động dàn dựng công phu. Đạo diễn, quay phim, âm thanh... đều tuyệt đỉnh. Khán giả xem phim hoàn toàn có lý do để tự hào! 

Kể từ cột mốc Shiri, điện ảnh Hàn Quốc đã vươn vai trở thành ông khổng lồ của điện ảnh thế giới. Những kỷ lục về lượng khán giả xem phim liên tục bị phá từng năm. Kinh phí sản xuất phim mỗi lúc một cao.

Năm 2000, Joint Security Area (Khu vực quân sự) có 7 triệu người xem. Năm 2001, Friends (Tình bạn bè) có 7,5 triệu người xem. Năm 2003, Silmido (Đảo Silmido) có 10 triệu người xem.

Năm 2004, Taegukgi (Cờ bay phấp phới) có 11,8 triệu người xem. Năm 2005, The King and The Clown (Vua và chàng hề) có 12,3 triệu người xem. Năm 2006, The Host (Quái vật sông Hàn) có hơn 13 triệu người xem (trong 15 tuần, chiếm tỷ lệ 30% dân số Hàn Quốc!).


Hàn Quốc nhanh chóng trở thành Hollywood của phương Đông nhờ phần góp sức rất lớn của chính phủ Hàn Quốc. Đó chính là việc quy định hạn ngạch (quota), bảo vệ gần như tuyệt đối cho điện ảnh nội địa phát triển: Quy định tỉ lệ suất chiếu phim nội phải nhiều hơn phim nhập tại các rạp chiếu; Giám sát chặt chẽ việc nhập phim; Giảm thuế và các chi phí sản xuất cho phim nội địa...

Hệ thống kiểm duyệt điện ảnh của Hàn Quốc rất thông thoáng. Họ áp dụng hình thức phân loại phim như của Mỹ. Điều này tạo cho các nhà làm phim uy quyền tuyệt đối sáng tạo, giúp cho điện ảnh Hàn Quốc luôn đa dạng, phong phú về đề tài cũng như thủ pháp thể hiện.

Phim Hàn Quốc thành công nhờ đi đúng quy trình của Hollywood: Chuyên nghiệp hóa đến mức cao nhất tất cả các công đoạn sản xuất phim, từ những vấn đề lớn nhất cho đến nhỏ nhất như thiết kế poster, phát hành DVD... Đầu tư kinh phí lớn với sự hỗ trợ của các tập đoàn kinh tế. Tạo ra thệ thống ngôi sao. Thành lập các hiệp hội nghệ thuật để bảo vệ quyền lợi của các nhà làm phim, diễn viên...

Các nhà sản xuất phim Hàn Quốc luôn xác định mục tiêu chính là làm phim giải trí, và thị trường chính là phục vụ khán giả trong nước. Hiện, Hàn Quốc là một trong số vài quốc gia trên thế giới ít bị ảnh hưởng và họ cạnh tranh sòng phẳng với những bộ phim đến từ Hollywood.

Cách gây ảnh hưởng của văn hóa Hàn Quốc vào các thị trường khác (hiện giờ chủ yếu là châu Á) cũng rất Mỹ: chỉ cần nhẹ nhàng thông qua con đường phim ảnh! Cách đây 15 năm, điện ảnh Nhật Bản (giàu truyền thống và thành tích của châu Á) nhìn anh chàng láng giềng Hàn Quốc bằng... 1/10 con mắt.

Vậy mà giờ đây, khán giả Nhật Bản như phát cuồng trước những cái tên như Bae Yong Jun, Kwon Sang Woo, Lee Byung Hun... Các thị trường điện ảnh lớn của châu Á như Hồng Kông, Trung Quốc, Đài Loan cũng đều bị chao đảo bởi hương vị... kim chi!


Sự phát triển điện ảnh nội địa giúp người Hàn giành lại thị phần ngay trên sân nhà. Các nhà quan sát đã ngỡ ngàng khi siêu phẩm Star Wars: The Force Awakens thất bại trước bộ phim nội The Himalayas trong dịp ra mắt tại Hàn Quốc. Hay như Captain America Civil War cũng chịu lép vế trước hai bom tấn Hàn Quốc là A Violent Prosecutor và Train to Busan.

Không chỉ làm phim giải trí để thu lợi, nhiều đạo diễn Hàn Quốc còn gây tiếng vang ở các liên hoan phim quốc tế. Với những tác phẩm với nội dung nhạy cảm, khốc liệt, "dị nhân" Kim Ki Duk nổi danh là người không làm phim cho đại chúng. Ông từng giành giải Sư Tử Vàng ở Liên hoan phim Venice năm 2012 với bộ phim Pièta cùng vô số giải thưởng khác. Một gương mặt lừng lẫy nữa là Park Chan Wook với bộ ba phim báo thù, trong đó đỉnh cao là tác phẩm Oldboy giành giải Grand Prix tại Liên hoan phim Cannes. Ngoài ra phải kể đến những cái tên như Lee Chang Dong, Kim Jee Woon, Lee Joon Ik hay Bong Joon Ho.

Đứng trên vai người khổng lồ

Bên cạnh những nội dung quen thuộc, một thập kỷ gần đây người Hàn mạnh dạn đa dạng hóa chủ đề. Trong kinh tế, Hàn Quốc từng có thời "bắt chước" Nhật Bản với các ngành mũi nhọn tương tự như điện tử, ô tô, xe máy, v.v… Còn trong điện ảnh, họ đang đi theo con đường của Mỹ. Những ý tưởng như quái vật (The Host), sử thi cổ trang (Roaring Currents) hay hậu tận thế (Snowpiercer) đã dần xuất hiện trên màn ảnh. Hollywood có gì, người Hàn bám theo sát nút. Bom tấn mới nhất là Train to Busan cũng đánh dấu cuộc thử sức của đạo diễn Yeon Sang Ho với đề tài zombie.

Năm 2016, Hàn Quốc mang ba phim đến LHP Cannes với ba phong cách khác nhau. The Wailing thuộc thể loại kinh dị, The Handmaiden là phim đồng tính nữ đậm chất tâm lý còn Train to Busan mang hơi hướng bom tấn. Cả ba phim đều được quốc tế đánh giá cao và thành công về doanh thu. Chiến dịch dài hơi của người Hàn đã thu trái ngọt sau hai thập kỷ khi tạo ra một thế hệ những nhà làm phim tài ba, và quan trọng hơn là một cộng đồng khán giả có trình độ cao, sẵn sàng thưởng thức những bộ phim đủ thể loại, miễn là có chất lượng.

BẠN ĐÃ TỪNG XEM 1 TRONG 4 BỘ PHIM CỦA SERI PHIM 4 MÙA CỦA NỀN ĐIỆN ẢNH HÀN QUỐC?

Đó là “Bản tình ca màu đông” ngọt ngào xua tan bao lạnh giá, có những chiếc lá vàng cuối cùng rụng xuống, những hàng cây thẳng tắp trên lá vẫn còn vương những bông tuyết trắng ngần tinh khiết. Đảo Nami – đảo sông có hình bán nguyệt một trong những cảnh đẹp được lựa chọn hàng đầu có cách cảnh quay trong những bộ phim Hàn. Nếu bạn đã từng là một khán giả yêu thích bộ phim Bản tình ca màu đông sẽ khó lòng quên được nét đẹp thơ mộng của thiên nhiên nơi đây. Gần đây bộ phim Tuổi Thanh xuân hợp tác Việt – Hàn cũng đã chọn bối cảnh quay ở đảo Nami.

 

Bối cảnh phim "Chuyện tình mùa Đông" quay tại đảo Nami
 
Trong tôi vẫn còn vương đâu đây âm vang của mùi “Hương mùa hè” được công chiêu đầu tiên vào năm 2003. Đó là mùi hương của nắng hòa quyện cùng những cơn mưa làm xao xuyến lòng người. Màu xanh của những cánh đồng trà trải dài làm nền cho những bông hoa vàng rực rỡ.
Tháp Nasam một trong những biểu tượng của Seoul điểm hẹn hò lí tưởng nơi ghi dấu lời hứa về sự bền vững trong tình yêu được khóa chặt trong những móc khóa. Một cảnh đẹp từng xuất hiện trong bộ phim truyền hình đình đám 2014 “Vì sao đưa anh tới”.
Tháp Namsan được chọn làm nơi quay của các cảnh lãng mạn
 
Đảo Jeju một thiên đường xinh đẹp ấm áp nhất ở Hàn Quốc, nơi có những bãi cát san hô trắng dài ôm lấy dòng nước biển xanh ngắt, có những cánh đồng hoa cải vàng ươm những con đường uốn lượn thơ mộng. Đảo Jeju ghi dấu nét đẹp ngây ngất trong tim khán giả qua các bộ phim: Vườn sao băng, Khu vườn bí mật, Warm and Cozy.
 

Bối cảnh phim "Vườn Sao Băng" quay tại đảo Jeju tuyệt đẹp
 
Công viên giải trí liên hợp Everland bối cảnh xuất hiện trong bộ phim nổi tiếng gần đây I miss you, Lie to me… Nơi phức hợp nhiều trò giải trí khác nhau, khơi dậy không gian sống động và tình yêu tuổi trẻ. Đặc biệt đây cũng là nơi dừng chân lí tưởng đối với những gia đình có trẻ nhỏ. Tận hưởng cảm giác gia đình ấm áp cũng ngồi trên chiếc đu quay ngắm những bông tuyết trắng nhẹ rơi trải nghiệm một mùa đông không lạnh mà còn ấm áp.
 

Công viên giải trí Everland được chọn quay khá nhiều trong các bộ phim Hàn Quốc
Nói về câu chuyện và sự phát triền của nền công nghiệp điện ảnh Hàn là cả một bước tiến đáng khâm phục vì sức sáng tạo, bức phá và tầm nhìn tuyệt vời của một đất nước đi lên từ nghèo khó. Ba yếu tố chủ chốt làm nên bước tiến thần tốc của phim ảnh Hàn Quốc là nhân lực, vốn đầu tư và chính sách hỗ trợ của chính phủ. 

Thành công trong lĩnh vực điện ảnh (và cả truyền hình) của Hàn Quốc đã góp phần tạo ra "làn sóng Hallyu". Khái niệm này ám chỉ sự lan tỏa của văn hóa Hàn ở các nước châu Á. Người Nhật, Trung vốn luôn xếp mình ở "chiếu trên" với Hàn Quốc thì giờ lại thần tượng các ngôi sao xứ kim chi. Sức ảnh hưởng của ngành giải trí Hàn Quốc ở Việt Nam thì không cần phải bàn cãi. Ngoài ra, văn hóa Hàn cũng bắt đầu len lỏi tinh xảo hơn qua những bản điện ảnh làm lại như Em Là Bà Nội Của Anh.


Ngành làm phim phối hợp với ngành thời trang, mỹ phẩm và hàng tiêu dùng, đều xâm nhập vào các thị trường. Đại sứ quán Hàn Quốc tại các nước có nhiệm vụ dịch thuật ra tiếng địa phương và tặng không cho các đài truyền hình, tạo ra làn sóng Hallyu nổi tiếng. Người Nhật quay ngược lại hâm mộ tài tử Hàn Quốc một cách điên cuồng, người Trung Quốc điên đảo. Các nước Đông Nam Á thì chỉ biết "ụ pa ơi, ụ pa hỡi". Phim Hồng Kông bị đá văng ra khỏi thị trường cho thuê băng đĩa từ lâu và giờ đây ta đang chứng kiến một Hollywood của Châu Á đang làm mưa làm gió. Sự thành công của nền công nghiệp điện ảnh Hàn Quốc tạo nên một sự ngưỡng mộ rất lớn cũng như đã truyền cảm hứng cho các nền điện ảnh khác phấn đấu, học hỏi và kết hợp giữa sự đặc sắc của tính địa phương với hấp thu tinh hoa của nền Điện ảnh nhân loại.

Xem thêm:

Gặp gỡ những “Nàng tiên cá” 70 tuổi cuối cùng của xứ Kim Chi
Truyền thuyết về tượng đá kỳ bí Dol Hareubang ở Đảo Jeju
Sự thật về Đảo Jeju – từ nơi lưu đày các phạm nhân thời phong kiến trở thành một kỳ quan thiên nhiên thế giới
Câu chuyện Mèo Molang và hành động tuyệt vời của lực lượng cảnh sát Busan – Hàn Quốc

Lotte World - thế giới sắc màu
Đại học Seoul – vùng đất của tri thức – nơi những ước mơ được hiện thực
Chiêm ngưỡng những khoảnh khắc diệu kỳ của thành phố ánh sáng – Gwangju


Các lễ hội truyền thống ở Xứ sở Kim Chi – Hàn Quốc
Truyền thuyết ly kỳ về cây Nhân Sâm Hàn Quốc
Bí ẩn về vẻ đẹp của người con gái Xứ Hàn


Những Món ăn tiêu biểu trong văn hoá ẩm thực Hàn Quốc
Tất tần tật cách làm món Kim Chi Hàn Quốc ngon tuyệt
Làm cơm trộn Hàn Quốc thật dễ dàng chỉ với 4 bước


Seoul và 10 điều không nên bỏ qua
Top những món quà nên mua khi đi du lịch Hàn Quốc
Đi tour Hàn Quốc như dân bản xứ
Mách bạn chọn quà khi đi Du lịch Hàn Quốc
Kinh nghiệm mua Mỹ Phẩm khi đi du lịch Hàn Quốc
Top những điểm đến hấp dẫn khi du lịch Hàn Quốc
Kinh nghiệm mua sắm tại Hàn Quốc
Kinh nghiệm Họp đoàn chuẩn bị trước khi đi du lịch Hàn Quốc
Kinh nghiệm Mua sắm Quần áo khi đi du lịch Hàn Quốc


Câu chuyện Mùa xuân Hàn Quốc bắt đầu từ Những Cánh Hoa
Hàn Quốc bừng sáng trong sắc hoa Anh Đào Mùa Xuân
Đẹp ngỡ ngàng mùa Thu xứ sở Kim Chi – Hàn Quốc
Thu sang lãng mạn trên Đảo Nami

Thủ Tục Xin Visa Hàn Quốc

Đánh Giá Trực Tuyến Miễn Phí Khả Năng Đậu Visa Hàn Quốc & Các Nước Phát Triển
Mua Quà Gì Khi Du Lịch Nhật Bản

Thủ Tục Xin Visa Nhật Bản


HƯỚNG DẪN THỦ TỤC VISA CÁC NƯỚC PHÁT TRIỂN 

Lịch Khởi Hành Tour Hàn Quốc Cả Năm  |  Mùa Hoa Anh Đào  |  Mùa Hè  |  Mùa Thu  |  Mùa Đông


 

Bài viết này có hữu ích với bạn hay không?
Rất hữu ích Rất hữu íchRất hữu ích
Hữu ích Hữu íchHữu ích
Không hữu ích Không hữu íchKhông hữu ích

Xem thêm

Ý kiến khách hàng

Thông tin du Lịch

Kinh Nghiệm du Lịch

Visa du Lịch

Banner VYC
Facebook messenger