Câu cá là một hình thức thư giản dành cho những người yêu thích sự yên tĩnh. Hình thức giải trí này lại trở thành một ngành đánh bắt thủy sản độc đáo của người dân vùng biển Sri Lanka.
Ở phía xa xa ngoài mặt biển thấp thoáng những bóng người nhỏ bé tựa như có huyền năng đang treo mình lở lửng trên mặt biển và ung dung ngồi câu cá. Bức họa tuyệt đẹp ấy vừa đậm chất nghệ thuật nhưng cũng vừa pha lẫn chất hiện thực đời sống. Đây là hình ảnh quen thuộc gắn liền suốt hơn nữa thế kỉ qua, đã không thể tách rời khỏi đời sống của ngư dân các làng chài.
Với độ cao khoảng 2m cắm trên mặt biển, các cây cột gỗ đã trở thành người bạn đồng hành cũng những cư dân đánh bắt cá
Với độ cao khoảng 2m cắm trên mặt biển, các cây cột gỗ đã trở thành người bạn đồng hành cũng những cư dân đánh bắt cá. Khi chèo thuyền ra đến được các bãi cọc ngư dân sẽ leo lên các cây cọc 1 tay giữ cà kheo và 1 tay cầm cần câu cá. Họ không hi vọng có thể bội thu mà chỉ cần có thể câu được một lượng vừa phải những chú cá trích hoặc cá thu loại nhỏ, để cho vào các túi đựng được cột ở ngang hông.
Sự xuất hiện kì thú của nghệ thuật câu cá trên kheo
Theo một số ngư dân sống lâu năm ở vùng biển kể lại. Hình thức câu cá độc đáo này là truyền thống đánh bắt cá của khoảng 500 gia đình ngư dân ở vùng biển Sri Lanka. Sau chiến tranh thế giới thứ hai, những người địa phương đã sáng tạo ra cách câu cá độc đáo này. Từ hình thức ban đầu là ngồi trên những tảng đá nhô ra biển để câu cá, sau đó họ phát hiện khi đi xa bờ sẽ dễ dàng câu được nhiều cá hơn. Thế là những cọc sắt còn sót lại sau chiến tranh được tận dụng để làm điểm tựa khi ra biển câu cá. Qua một khoảng thời gian dưới sự tác động của sóng biển các cọc sắt bị rỉ sét dần, đã không còn đủ độ vững chắc để làm điểm tựa nữa. Người dân đã quyết định thay thế các cột sắt bằng những cột gỗ.
Có người lại cho rằng hình thức câu cá này phát sinh là do người dân nơi đây bị hạn chế về mặt kinh tế, họ không có đủ tiền để sắm những chiếc thuyền đánh bắt cá. Thế nên họ đã nghĩ ra cách đánh bắt vừa tiện ích vừa tiết kiệm này.
Câu cá trên kheo khi lúc hoàng hôn
Tuy nhiên có một giả thuyết được đánh giá cao hơn về sự ra đời của hình thức câu cá trên kheo này. Đó là người dân nơi đây muốn bảo vệ môi trường biển. Vì họ cho rằng nếu dùng lưới đánh bắt sẽ làm đàn cá hoảng loạn và bỏ chạy khỏi khu vực nước biển đó, và ngư dân lại phải mất nhiều công sức để đi tìm những khu vực đánh bắt khác. Vả lại bắt cá bằng lưới có thể bắt luôn những chú cá con lẫn những chú cá đang trong mùa sinh sản sẽ làm giảm mật độ và đe dọa đến sự tồn vong của các loài cá. Vì thế họ lựa chọn cách dùng các cây cột treo mình trên không gian mặt biển rồi dùng cần câu để bắt cá nhằm giảm ảnh hưởng đến những con cá còn lại.
Để thuận lợi cho việc ngồi câu, các ngư dân thường chọn lúc sáng sớm và những buổi chiều tối để ra khơi ngồi câu cá. Với chiếc cần câu, một vài điếu thuốc, họ kiên nhẫn ngồi chờ cho đến lúc cá cắn câu. Có người câu cá vì mục đích kinh tế để đem sản phẩm về bán, nhưng cũng có người ngôi câu vì yêu thích cảm giác mà loại hình này mang lại. Vì thế mà truyền thống câu cá trên kheo được truyền lại từ đời này sang đời khác và đã trở thành một nét văn hóa độc đáo.
Vào những buổi bình minh hay hoàng hôn, trên tay với một chiếc máy ảnh, bạn có thể chọn cho mình một cảnh thật đắc để có một bức ảnh tuyệt đẹp trên mặt biển Sri Lanka. Trên chiếc cà kheo nhỏ bé, hình ảnh người ngư dân ngồi câu cá hiện lên thật yên bình, sóng, gió, ánh nắng và con người như hòa vào làm một, khiến trải nghiệm câu cá trên kheo càng hấp dẫn và thu hút bạn hơn.
Bài viết này có hữu ích với bạn hay không?