VYC logo VYC TRAVEL
Banner Default

11 SỰ THẬT THÚ VỊ VỀ NAM CỰC

Lục địa Nam Cực hoang dã, ngoài những thông tin được khá nhiều người biết đến như vùng đất lạnh lẽo, băng giá nhất thế giới; hình ảnh những lớp tuyết dày và các tảng băng trôi; hay chỉ có các loài động vật chịu được sự khắc nghiệt của thời tiết sinh sống như chim cánh cụt, hải cẩu, cá voi,… thì còn rất nhiều điều thú vị mà bất cứ ai yêu thích phiêu lưu, mạo hiểm đều mong muốn được tìm tòi, khám phá. 11 sự thật về Nam Cực sau đây sẽ phần nào giúp bạn giải đáp được sự tò mò về vùng đất bí ẩn này.

>>> Đọc thêm: Lượng Băng Ở Nam Cực Khổng Lồ Đến Mức Nào


Nơi có nguồn dự trữ nước ngọt lớn nhất thế giới
Nơi đây sở hữu đến 90% lượng băng của toàn thế giới. Những khối băng ở châu lục lạnh giá này, cũng chính là nguồn dự trữ nước ngọt khổng lồ. Theo các nhà khoa học, nó chiếm đến 70% lượng nước ngọt trên trái đất. Ngoài ra, một tính toán cũng đã chỉ ra rằng, nếu băng ở Nam Cực tan hết, mực nước biển trên toàn thế giới sẽ dâng cao thêm khoảng gần 70m so với hiện tại.
 

Nam Cực là nơi có nguồn dự trữ nước ngọt lớn

Nơi khô cằn nhất thế giới
Mặc dù là nơi có trữ lượng nước ngọt lớn nhất thế giới nhưng ít ai ngờ rằng, Nam Cực cũng chính là vùng đất khô cằn nhất trên hành tinh này. Nguyên do là bởi nhiệt độ âm quanh năm đã làm đóng băng hầu hết lượng nước hiện hữu ở đây, khiến độ ẩm không khí bị hạ xuống thấp một cách không tưởng. 

Ở châu lục này, còn tồn tại những khu vực mang tên “Thung lũng khô McMurdo”. Không hề có bất kỳ sự hiện diện nào của nước (thậm chí là tuyết), nên những “Thung lũng khô McMurdo” còn được biết đến là hoang mạc khô cằn nhất trên trái đất.

>>> Đọc thêm: Nam Cực - Nơi Không Chỉ Có Tuyết


Hơn 300 hồ lớn tồn tại bên dưới lớp băng
Tính đến nay, hơn 300 hồ nước lớn được xác định dưới lục địa Nam Cực. Những hồ nước này không bị đóng băng nhờ năng lượng địa nhiệt từ dưới lòng đất và trở thành một phần của mạng lưới thủy văn rộng lớn dưới lớp băng dày. Các nhà nghiên cứu tin rằng các hồ biệt lập này có thể là nơi sinh sống của những vi sinh vật khoa học hiện đại chưa biết đến.
 

Nhiều hồ nước tồn tại dưới lớp băng ở Nam Cực

Nhiều nơi ở Nam Cực không có mưa hay tuyết trong 2 triệu năm
Khoảng 1% lục địa Nam Cực (4.000 km) không bao giờ có băng, gọi là thung lũng khô hoặc ốc đảo. Những nơi này cũng chưa từng có mưa hoặc tuyết trong gần 2 triệu năm. Theo một nghiên cứu, do thay đổi khí hậu, khu vực không có băng có thể mở rộng tới 25% vào cuối thế kỷ XXI và làm thay đổi đáng kể đa dạng sinh học của lục địa.

Tảng băng lớn nhất được ghi nhận lớn hơn đảo Jamaica
Tảng băng lớn nhất trên thế giới được tìm thấy tại Nam Cực được đặt tên là Iceberg B-15 dài khoảng 295 km, rộng 37 km rộng với diện tích bề mặt 11.000 km2. Diện tích của tảng băng này còn lớn hơn toàn bộ đảo Jamaica (vùng biển Caribbean). Năm 2000, Iceberg B-15 chia thành các tảng băng nhỏ hơn, sau đó trôi dạt ra biển.

>>> Đọc thêm: Hòn Đảo Tahiti 

 

Iceberg B-15 được xem là tảng băng lớn nhất thế giới

Thác máu ở Nam Cực
Năm triệu năm trước, khi mực nước biển dâng cao, Nam Cực bị ngập và hình thành một hồ nước mặn. Nhà địa chất người Australia Griffith Taylor phát hiện thác nước có màu đỏ như máu ở sông băng phía trên hồ nước này cách đây hơn 100 năm. Do nước bên dưới chứa rất nhiều sắt, khi sông băng tiếp xúc với không khí tạo ra oxit sắt có màu đỏ, để lại các vết màu máu trên mặt băng. Thác máu này nằm trong vùng thung lũng khô McMurdo rộng 15.000 km2.
 

Thác máu ở Nam Cực

Lục địa không có kiến và các loài bò sát
Hầu hết các mảnh đất trên thế giới có ít nhất một loài kiến bản địa. Tuy nhiên, Nam Cực không phải là nơi định cư của kiến. Tương tự, các loài rắn và bò sát khác không có mặt tại nơi khắc nghiệt nhất Trái Đất này.

Nam Cực hoàn toàn không có gấu trắng
Loài gấu trắng chỉ sống duy nhất ở Bắc Cực, chúng không hề sống ở Nam Cực dù nơi này cũng có thời tiết giá lạnh và khắc nghiệt. Hệ thống sinh vật biển tại Châu Nam Cực khá phong phú với nhiều loài động vật sinh sống như hải cẩu, các voi sát thủ, chim cánh cụt hoàng đế cùng nhiều loài nhuyễn thể khác.

>>> Đọc thêm: Khám Phá Vương Quốc Chim Cánh Cụt Ở Nam Cực


Hiện tượng nửa năm sáng – nửa năm tối 
Đây là một hiện tượng khá thú vị tại châu Nam Cực. Cứ 60 năm một lần, ở cả Nam Cực và Bắc Cực lại xuất hiện hiện tượng kỳ lạ: nửa năm sáng – nửa năm tối. Hiện tượng này xuất hiện ở những nơi có vĩ độ Nam cao nhất của Trái Đất do quá trình Trái Đất tự chuyển động quanh trục của nó đồng thời quay xung quanh Mặt Trời tạo thành.
 

Hiện tượng nửa năm sáng, nửa năm tối xảy ra ở Nam Cực và Bắc Cực

Không có dân cư sinh sống nhưng lại có cây ATM
Do thời tiết quá khắc nghiệt nên không có người định cư ở Nam Cực. Chỉ có khoảng 2000 người sống và làm việc tại các trạm nghiên cứu phân bố dọc châu lục này trong thời gian ngắn. Chính vì vậy ở Nam Cực chỉ có một máy rút tiền tự động ATM. 

Máy ATM do Ngân hàng Wells Fargo (Mỹ) lắp đặt năm 1998 tại McMurdo Station - trung tâm khoa học lớn nhất trên lục địa này, và chỉ phân phối đô la Mỹ.

>>> Đọc thêm: Kinh Nghiệm Chuẩn Bị Đi Du Lịch Nam Cực 

 

Máy ATM duy nhất ở Nam Cực

Nam Cực chìm trong bóng tối suốt 4 tháng trong năm
Một sự thật bất ngờ mà có lẽ bạn chưa biết đó là ở Nam Cực không có đêm và ngày. Trong mùa đông tại Nam Cực, mặt trời không mọc lên trên đường chân trời, vì thế con người phải sống trong bóng tối hoàn toàn trong 4 tháng. Điều này xảy ra ngược lại vào mùa hè, khi mặt trời không lặn xuống dưới đường chân trời.
 

Mặt trời mọc ở Nam Cực sau 4 tháng chìm trong bóng tối

Do thực tế này, nhịp sinh bị rối tung lên khiến con người cảm thấy khó ngủ hoặc khó ăn uống. Những tia nắng đầu tiên sau 4 tháng tối tăm khiến mọi người cảm thấy sảng khoái như bắt đầu một kì nghỉ, họ thường hào hứng dậy sớm ngắm mặt trời mọc sau một thời gian dài chìm trong bóng đêm.

Xem thêm:
9 Điều Thú Vị Chưa Biết Về Bora Bora
Bờ Biển Đẹp Say Lòng Người Tại Bora Bora


 
Bài viết này có hữu ích với bạn hay không?
Rất hữu ích Rất hữu íchRất hữu ích
Hữu ích Hữu íchHữu ích
Không hữu ích Không hữu íchKhông hữu ích
Tên Tour Ngày khởi hành Giá Tour
HÀNH HƯƠNG VỀ MIỀN ĐẤT PHẬT ẤN ĐỘ - NEPAL - THÁI LAN

01/10/2025

58.900.000

Xem thêm

Xem thêm

Ý kiến khách hàng

Thông tin du Lịch

Kinh Nghiệm du Lịch

Visa du Lịch

Banner VYC
Facebook messenger